Phó phòng Cảnh sát kinh tế giao cấu với trẻ bị định tội ra sao

Thanh Tùng/ PLO

Mặc dù phía bị hại tự nguyện “quan hệ”, nhưng người thực hiện hành vi giao cấu vẫn bị xử lý vì trẻ em là đối tượng pháp luật buộc phải bảo vệ.

Theo Pháp Luật TP.HCM, ngày 4-10, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình (Thái Bình) đã khởi tố vụ án giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS và tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS.

Phó phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thái Bình, Phạm Văn Lam (45 tuổi, trú tại TP Thái Bình) bị khởi tố và bắt tạm giam về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Cùng tội danh với Lam công an cũng khởi tố bắt tạm giam Từ Minh Tuyên.

Phó phòng Cảnh sát kinh tế giao cấu với trẻ bị định tội ra sao - Ảnh 1

Hai bị can Phạm Như Hiển bị khởi tố về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và Phạm Đức Việt về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Vấn đề pháp lý nhiều người quan tâm là vì sao vị Phó phòng cảnh sát kinh tế và các đồng phạm lại bị truy tố về tội danh trên chứ không phải tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi?

Diễn biến vụ việc cho thấy trước đó, dư luận tỉnh Thái Bình xôn xao trước sự việc nữ sinh M. (14 tuổi, là học sinh THCS) đi chơi nhiều ngày không về. Cụ thể, ngày 2-9, Công an TP Thái Bình nhận được đơn trình báo của gia đình nữ sinh về việc con gái họ theo bạn đi chơi nhiều ngày không về nhà, điện thoại không liên lạc được.

Sau đó M. trở về trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, bất ổn về tâm lý. M. cho biết đã bị xâm hại tập thể tại một khách sạn ở TP Thái Bình. Ngay sau đó lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an TP Thái Bình xác minh, điều tra làm rõ.

Điều 145, BLHS 2015 quy định: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) và Điều 144 (Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ…

Theo quy định trên thì các bị can đã được xác định là giao cấu với em M. trong trạng thái không trái với ý muốn của nạn nhân. Tức là khi chủ thể thực hiện hành vi tội phạm có sự đồng tình, thỏa thuận của hai bên không ai ép buộc ai. Việc thoả thuận có khi vì tình cảm yêu đương hoặc vì lợi ích khác.

Nói cách khác người thực hiện tội phạm có thể đạt được mục đích thông qua nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng không có việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lợi dụng tình trạng không chống cự được của nạn nhân, các thủ đoạn khác hoặc lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân như ở các tội hiếp dâm, cưỡng dâm.

Mặc dù phía bị hại tự nguyện (có nhiều trường hợp họ yêu cầu không xử lý đối với người phạm tội), nhưng yêu cầu này không được chấp nhận vì nạn nhân là đối tượng pháp luật buộc phải bảo vệ. Bởi vì đối tượng bị xâm hại là trẻ em cần phải được pháp luật bảo vệ sự phát triển bình thường về mặt tình dục, sự phát triển tâm sinh lý cũng như thể chất với các em.

Thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác?

Theo quy định tại Điều 145 nói trên thì có hai hành vi để người thực hiện tội phạm thực hiện là: Giao cấu và quan hệ tình dục khác với với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Thực tế đến nay các hành vi quan hệ tình dục khác theo quy định này chưa được TAND Tối cao hướng dẫn cụ thể bằng văn bản quy phạm pháp luật.

Nhưng theo các chuyên gia pháp luật thực tế có thể được hiểu là hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc quan hệ tình dục đồng giới thông qua việc sử dụng bộ phận sinh dục nam và hậu môn của một người nam giới khác và quan hệ đồng giới giữa nữ giới với nhau. Đây là các hành vi quan hệ tình dục khác đã được thừa nhận trong thực tiễn và trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm tình dục.

Tin Cùng Chuyên Mục