Vietnam Airlines đặt kế hoạch lỗ 15.000 tỷ đồng, dự kiến phải bán bớt máy bay để trả nợ

Số lỗ hơn 15.000 tỷ đồng này sẽ xóa sạch thành quả lợi nhuận suốt 8 năm, từ 2012 đến 2019, của Vietnam Airlines. 

Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã CK: HVN) vừa công bố tài liệu họp cổ đông thường niên năm 2020.

Theo đó, Hội đồng quản trị hãng hàng không quốc gia sẽ trình cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 60% so với cùng kỳ, chỉ còn 40.586 tỷ đồng. Về lợi nhuận, Vietnam Airlines dự kiến lỗ 15.177 tỷ đồng, với số lỗ 7 tháng cuối năm hơn 9.100 tỷ đồng. 

Đây cũng là lần đầu tiên Vietnam Airlines dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong vòng 5 năm gần nhất. Số lỗ hơn 15.000 tỷ đồng này sẽ xóa sạch thành quả lợi nhuận suốt 8 năm, từ 2012 đến 2019, của Vietnam Airlines. 

Đây cũng là lần đầu tiên Vietnam Airlines dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong vòng 5 năm gần nhất.
Đây cũng là lần đầu tiên Vietnam Airlines dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong vòng 5 năm gần nhất.

Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề tới ngành hàng không. Số liệu cho thấy Vietnam Airlines ước tính chỉ phục vụ được 2 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2020, giảm mạnh tới 77% so với năm 2019.

Với kịch bản được Chính phủ hỗ trợ 12.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines ước tính dư tiền cuối kỳ đạt 397 tỷ đồng, nợ phải trả gấp 16,63 lần vốn chủ sở hữu, trong khi năm 2019 chỉ là 2,72 lần.

Tại buổi toạ đàm với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng diễn ra hồi tháng 7, CEO Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết doanh nghiệp rất cần được Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp, nếu không có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán vào cuối tháng 8.

Tài liệu họp cổ đông cũng nhắc tới những thách thức mà Vietnam Airlines gặp phải, trong đó có sự cạnh tranh tới từ Bamboo Airways và Vietjet Air. Năm 2019, số ghế cung ứng tăng 18%, các tháng cuối năm tăng 30% khiến thị trường rơi vào tình trạng thừa tải nghiêm trọng. 

Vietnam Airlines cũng trình cổ đông phương án không chia cổ tức năm 2019. Nguyên nhân do dòng tiền thâm hụt ngay từ tháng 2 khiến công ty không có nguồn tiền.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang đàm phán với Tổ chức tín dụng xuất khẩu châu Âu và các ngân hàng trong và ngoài nước để gia hạn và giãn tiến độ thanh toán. Một trong những điều kiện tiên quyết để cho phép Vietnam Airlines giãn nợ là không chia cổ tức cho cổ đông. 

Để trả nợ và bù đắp dòng tiền, Vietnam Airlines còn lên kế hoạch bán hoặc thực hiện hoạt động SLB (cho thuê máy bay) 9 tàu bay A321-200 CEO sản xuất năm 2007-2008. Đây đều là các tàu bay đã trả hết nợ và thuộc sở hữu của công ty. 

Tin Cùng Chuyên Mục