'Câu thần chú' của Steve Jobs tiên liệu trước thế khó hiện tại của Apple?

Hoài Giang

Hay nói cách khác, điều đã làm nên thành công của Apple chính là điều khiến nó dễ bị tấn công.

"Câu thần chú" từng giúp Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Những tháng qua có thể là một khoảng thời gian khó khăn nhất mà Apple từng phải đối mặt.

Đầu tiên, họ đã bị Microsoft vượt qua với tư cách là công ty có giá trị nhất trên trái đất - danh hiệu mà Apple đã nắm giữ trong một thập kỷ (ngoại trừ những giai đoạn ngắn ngủi vào năm 2018 và 2021).

Sau đó, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của Châu Âu có hiệu lực, buộc Apple phải mở iPhone cho các ứng dụng của bên thứ ba.

Và tuần trước, Apple đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) khởi kiện với cáo buộc chống độc quyền. Có những thứ khác, nhưng đó là rất nhiều.

Điều thú vị là, một trong những "câu thần chú" nổi tiếng nhất của cố lãnh đạo Apple Steve Jobs đã giải thích cả lý do khiến Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới cũng như việc gã khổng lồ bị kiện ngày nay.

Chắc chắn bạn đã từng thấy và nghe một trong nhiều lần ông Jobs đứng trên sân khấu, mô tả một loại sản phẩm hoặc tính năng mới nào đó, rồi thốt ra nó:

"It just work" (tạm dịch: Nó chỉ đơn giản là hoạt động).

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Lần cuối cùng ông Jobs sử dụng cụm từ này trong bài phát biểu quan trọng tại WWDC 2011, khi ông đang thảo luận về iCloud, lúc đó là dịch vụ lưu trữ đám mây mới của Apple.

Jobs nói: "Hiện iCloud đã có thể lưu trữ nội dung của bạn trên đám mây và truyền dẫn không dây nó tới tất cả các thiết bị của bạn. Nó tự động tải, lưu trữ và tự động đẩy (nội dung) đến tất cả các thiết bị khác của bạn.

Ngoài ra, nó hoàn toàn được tích hợp với các ứng dụng của bạn nên mọi thứ diễn ra tự động và không có gì mới để tìm hiểu.

Tất cả đều hoạt động bình thường. It just works".

Hiểu đơn giản, ba từ nói trên đã mô tả lý do tại sao mọi người thích sử dụng các sản phẩm của Apple.

Đó là việc Apple xây dựng phần mềm và phần cứng của mình một cách tinh tế  để chúng hoạt động với nhau, mang lại trải nghiệm liền mạch cho người dùng.

Đó là cách AirPods kết nối dễ dàng với iPhone của bạn, cách bạn có thể sao chép một số văn bản trên iPad và dán nó vào máy Mac hoặc cách bạn kéo con trỏ ra khỏi màn hình iMac và nó sẽ xuất hiện trên iPad của bạn.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Lại tiên liệu thế khó hiện tại của Apple?

Vấn đề là sự tích hợp liền mạch nói trên dừng như là mục tiêu chính của DOJ ở hiện tại. Do không thể truy tận gốc nguồn sức mạnh thị trường thực sự của Apple, họ đang theo đuổi sự tích hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ của Apple.

Đọc tới đây một bộ phận độc giả - đặc biệt là những người "anti Táo" - có thể lập luận rằng những việc Apple đã làm tốt chỉ trong các thiết bị của họ là cạnh tranh không lành mạnh.

Câu trả lời là đúng, nhưng chưa đủ.

Không thể bác bỏ rằng Apple là bên duy nhất được hưởng lợi từ thiết kế tích hợp này, nó khiến mọi người khó chuyển đổi hơn vì họ sẽ phải từ bỏ trải nghiệm đó.

Và do AirPods "bắt cặp" tốt hơn với iPhone nếu so với bất kỳ tai nghe Bluetooth nào khác, thì điều đó sẽ dẫn đến việc người dùng sẽ phải trả thêm tiền cho Apple vì chính nó.

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng cách thiết kế phần mềm và phần cứng cùng nhau của Apple mang lại trải nghiệm tốt hơn, hay là lợi ích cho chính người dùng.

Tính năng tốt nhất mà Apple đem lại là mọi thứ hoạt động cùng nhau và mọi người mua sản phẩm của họ vì điều đó. Đó là lý do vì sao nó tồn tại lâu như vậy với tư cách là công ty có giá trị nhất - và sinh lời nhiều nhất trên trái đất.

Và nếu Apple bị buộc phải mở rộng "khu vườn có tường bao quanh" của mình thì rất có thể trải nghiệm tổng thể của người dùng sẽ trở nên kém đi.

Có vẻ như nếu còn trên dương thế, Steve Jobs sẽ có 1 từ - thực ra là 3 - để nói về điều đó.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Tin Cùng Chuyên Mục