ĐHĐCĐ CII: hủy do không đủ điều kiện tiến hành

Thành Trung

Đến chiều 25/4, CII đã tiến hành họp và thông qua việc triệu tập Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 lần thứ 2. Danh sách cổ đông tham dự vẫn lấy theo danh sách chốt ngày 28/3/2022 vừa qua. Thời gian tổ chức vào 20/5/2022.

Sáng 25/4, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII, mã CK: CII) sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Danh sách cổ đông tham dự cuộc họp này đã được chốt vào ngày 28/3/2022.

ĐHĐCĐ CII: hủy do không đủ điều kiện tiến hành - Ảnh 1

Tuy nhiên, tính đến 9h ngày 25/4, tổng số đại biểu tham dự đại hội của CII là 73 người; tương ứng đại diện cho gần 58,5 triệu cổ phiếu, mới chỉ chiếm tỷ lệ 23% vốn điều lệ công ty.

Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, Trưởng Ban thẩm tra tư cách cổ đông công ty CII ông Đoàn Minh Thư đã tuyên bố đại hội không hợp lệ và không đủ điều kiện tiến hành.

Liên quan đến việc cổ đông không kịp thời tiếp nhận thông tin thư mời họp đại hội từ CII, ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT công ty sẽ chỉ đạo kiểm tra, rà soát lý do cổ đông không nhận được thư mời cũng như hoạt động phát thư mời của công ty. Về giải pháp, đại diện công ty sẽ làm việc với các cơ quan quản lý và cơ quan liên quan để có phương án thông báo mời họp đến cổ đông thông qua hình thức khác như điện thoại, email song song với phương án phát thư mời truyền thống.

Tại đại hội, một cổ đông sở hữu hơn 2 triệu cổ phiếu nhưng không nhận được thư mời từ công ty bày tỏ sự thất vọng về hoạt động quản trị của CII khi không truyền tải thông tin kịp thời đến cổ đông, bộ phận quan hệ cổ đông của doanh nghiệp chưa thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đến chiều 25/4, CII đã tiến hành họp và thông qua việc triệu tập Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 lần thứ 2. Danh sách cổ đông tham dự vẫn lấy theo danh sách chốt ngày 28/3/2022 vừa qua. Thời gian tổ chức vào 20/5/2022.

Kế hoạch lãi lớn và hủy chi trả cổ tức các năm trước

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT trình kế hoạch sản xuất kinh doanh 2022 với doanh thu 8.011 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với kết quả năm 2021 và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 756,8 tỷ đồng, tăng mạnh so với phần lỗ ròng là 341 tỷ đồng năm 2021 và cũng là mức cao nhất từ năm 2018 tới đây.

HĐQT cũng trình cổ đông thông qua phương án hủy chi trả cổ tức của các năm trước bằng tiền mặt. Trong đó, năm 2019 công ty dự kiến trả cổ tức 12% (đã trả 10% còn lại 2%, 2% này sẽ bị hủy); Năm 2020, cổ tức 12%, chưa trả.

Như vậy, công ty sẽ hủy toàn bộ 14% cổ tức năm 2019 và năm 2020. Lãnh đạo công ty cho biết việc hủy trả cổ tức bằng tiền mặt và thay vào đó phát cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Trong đó, tỷ lệ chia thưởng cổ phiếu là 14% bao gồm 2% cổ tức còn lại của năm 2019 và 12% cổ tức của năm 2020.

Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến sẽ phát hành 33,9 triệu cổ phiếu. Đồng nghĩa với việc sẽ nâng vốn điều lệ từ 2.833 tỷ đồng lên 3.173 tỷ đồng. Cổ phiếu thưởng không bị hạn chế chuyển nhượng.

Trong trường hợp hoàn thành kế hoạch tài chính năm 2022, CII sẽ phát hành ESOP với mục đích gắn kết Ban lãnh đạo với công ty và bổ sung vốn lưu động, số lượng là 5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023 và cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm.

Trong trường hợp hoàn thành kế hoạch năm 2022, CII sẽ phát hành ESOP với mục đích gắn kết Ban lãnh đạo với công ty và bổ sung vốn lưu động. Theo phương án, CII sẽ phát hành 5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023 và cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm.

Doanh thu giảm 26% nhưng LNST tăng gấp 14 lần trong quý I

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I ghi nhận với doanh thu chỉ mới hoàn thành 9,4% kế hoạch năm nhưng lợi nhuận hoàn thành 85,5%. Doanh thu thuần đạt 711,7 tỷ đồng, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm chủ yếu đến từ doanh thu của mảng kinh doanh bất động sản đã giảm 50,9% còn 284,9 tỷ đồng. Doanh thu từ thu phí giao thông của CII đóng góp 337,4 tỷ đồng, chiếm 45% cơ cấu doanh thu và tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán giảm 30,3% đạt 452,7 tỷ đồng kéo theo biên lãi gộp tăng từ 32,6% lên 36,4%. 

Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động tài chính gấp gần 5 lần so với cùng kỳ 2021 đạt mức 951,7 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận từ chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính là 775,7 tỷ đồng, cùng kỳ không có. Đây có thể là khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phiếu NBB của Năm Bảy Bảy khiến tỷ lệ sở hữu từ công ty con thành công ty liên kết và do vậy, lợi nhuận ghi nhận vào doanh thu tài chính thay vài lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong quý I, CII đã bán 16,3 triệu cổ phiếu NBB, giảm sở hữu từ 65,4 triệu về 49,1 triệu đơn vị (49% vốn).

Chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 685,2 tỷ đồng, gấp hơn 14 lần so với quý I năm 2021. EPS quý I năm nay cũng gấp năm ngoái 141 lần đạt 2.681 đồng.

Tại ngày cuối cùng của quý I, tổng tài sản là 29.373 tỷ đồng, giảm 4,8% so với đầu năm. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 55,1% lên 2.410 chủ yếu đến từ NBB từ công ty con thành công ty liên kết, khiến khoản mục này tăng 897 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm gần 860 tỷ đồng, chủ yếu do bất động sản xây dựng dở dang giảm từ 3.821 tỷ đồng về 3.076 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính của công tại thời điểm ngày 31/3 là 14.780 tỷ đồng, trong đó 72,3% là nợ dài hạn. Dư nợ trái phiếu là 4.405 tỷ đồng, giảm 35% so với đầu năm, dư nợ ngân hàng là 6.279 tỷ đồng. Người mua trả tiền trước trong ngắn hạn tăng 23% so với ngày 1/1 đạt 2.617 tỷ đồng.

 

Tin Cùng Chuyên Mục