Hàng loạt doanh nghiệp dầu khí bị “phanh phui” ôm quỹ đất lớn, phát sinh nợ xấu

Thạch Linh

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ tên hàng loạt doanh nghiệp doanh nghiệp dầu khí còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích và vướng nợ khó đòi.

Cụ thể theo Kiểm toán Nhà nước, một số doanh nghiệp còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả như PV GAS - Công ty mẹ (6.863 m2 đất trống, quá thời hạn đầu tư), Công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (13.002 m2 đất đang chờ thực hiện dự án);

Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau thì chưa sử dụng đất theo đúng kế hoạch (Công ty mẹ 34.228 m2, Công ty cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam 8.868 m2); Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (17.284 m2 đất chưa sử dụng).

Doanh nghiệp thuộc PV GAS cũng bị nêu rõ sử dụng đất không đúng mục đích như Công ty cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam (34.100m2) hay Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (6.602 m2).

Một số doanh nghiệp hiệu quả đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài chính thấp như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Năm 2020, dây chuyền sản xuất NPK chỉ đạt 45,6% công suất và 63,2% sản lượng sản kế hoạch; một số kho đầu tư dở dang đang làm thủ tục chuyển nhượng nhưng chưa chuyển nhượng được); Công ty mẹ - PV GAS; Công ty mẹ - TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí.

PV GAS - Công ty mẹ để xảy ra tình trạng nợ khó đòi lớn. Nguồn ảnh: pvgas.com
PV GAS - Công ty mẹ để xảy ra tình trạng nợ khó đòi lớn. Nguồn ảnh: pvgas.com

Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết một số công ty có hiệu quả đầu tư tài sản cố định ở mức thấp như TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí: Năm 2020, dây chuyền sản xuất NPK chỉ đạt 45,6% công suất và 63,2% sản lượng sản kế hoạch; một số kho đầu tư dở dang đang làm thủ tục chuyển nhượng nhưng chưa chuyển nhượng được.

Ngoài ra, Kho Tây Ninh được đầu tư năm 2010, đến năm 2013 dừng thi công, chi phí đầu tư xây dựng dở dang 30 tỷ đồng; Tổng kho Đà Nẵng: Góp vốn đến năm 2012 là 22,93 tỷ đồng, năm 2014 tạm dừng thi công; Kho Vũng Áng - Hà Tĩnh: Được phê duyệt phương án chuyển nhượng từ năm 2016 nhưng đến nay chưa có đối tác, đến tháng 10/2017 nhà kho bị sập hoàn toàn do bão).

Bên cạnh đó còn có một số dự án chậm được bàn giao đưa vào sử dụng dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn như MobiFone (Một số dự án mở rộng mạng lưới Metro cho các tỉnh khu vực Hà Nội, Đông Bắc Bộ, Đông Nam Bộ).

Các hợp đồng mua thiết bị truyền dẫn được đầu tư từ năm 2017 nhưng đến cuối năm 2020 TCT MobiFone mới bàn giao đưa vào sử dụng. Nguyên nhân theo giải thích của đơn vị chưa thuê được kênh (quang trắng) từ phía đối tác, quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn.

Ngoài ra, có một số công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn như PV GAS: Công ty mẹ 569 tỷ đồng; Công ty mẹ - Mobifone 724 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp có nợ khó đòi lớn như PV GAS: Công ty mẹ 255,40 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam 70,41 tỷ đồng, CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam 16,16 tỷ đồng; TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí 233,57 tỷ đồng.

Đồng thời, PV GAS chưa kê khai, nộp ngân sách nhà nước khoản chênh lệch giá khí đối với lượng khí trong bao tiêu bán cho BOT Phú Mỹ 2.2 và BOT Phú Mỹ 3 theo quy định.

 

Tin Cùng Chuyên Mục