KIDO (KDC) muốn phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP, dự thu hơn 150 tỷ đồng

Giang Phạm

Với số vốn thu được, KDC sẽ sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty. 

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập Đoàn Kido (mã CK: KDC) vừa thông qua Nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ thông qua phương án phát hành cổ phần có lựa chọn cho người lao động (chương trình ESOP).

Cụ thểm KDC dự kiến phát hành 10.064.960 cổ phiếu ESOP, tương đương 3,9% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 15.000 đồng/đơn vị, thấp hơn 75% giá chốt phiên chiều 11/11 là 61.300 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2022.

Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành này là hơn 150 tỷ đồng. Số vốn thu được sẽ sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Với số vốn thu được sau đợt phát hành cổ phiếu ESOP, KDC sẽ sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty. 
Với số vốn thu được sau đợt phát hành cổ phiếu ESOP, KDC sẽ sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty. 

Đối tượng phát hành gồm thành viên Hội đồng quản trị, người quản lý, cán bộ công nhân viên toàn tập đoàn theo danh sách được Hội đồng quản trị phê duyệt. Nếu cán bộ nhân viên nghỉ việc trong thời gian hạn chế chuyển nhượng, cổ phiếu phát hành ESOP sẽ bị thu hồi theo phương án của Hội đồng quản trị với giá 15.000 đồng/đơn vị.

Trong trường hợp, số lượng cổ phiếu chưa chào bán hết theo dự kiến, sẽ được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị chào bán cho người lao động khác sao cho giá bán không thấp hơn 15.000 đồng/đơn vị. 

Trường hợp Hội đồng quản trị vẫn không tìm được người lao động phù hợp, Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị điều chỉnh giảm tổng số lượng cổ phiếu chào bán theo đúng số lượng cổ phiếu thực tế đã phân phối.  

Về kết quả kinh doanh, quý III/2022, Kido ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 3.227 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng hóa tăng 29% lên 2.671 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 555,7 tỷ đồng, tăng 13%. 

Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và doanh nghiệp cùng tăng lên, khiến lãi sau thuế của công ty chỉ vỏn vẹn 30 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Kido đạt 9.569 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 487 tỷ, lần lượt tăng 29% và giảm 24% so với cùng kỳ. Năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu là 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 900 tỷ đồng. Sau ba quý, Kido đã hoàn thành 68% chỉ tiêu doanh thu và 54% mục tiêu lợi nhuận.

Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, tổng tài sản của Kido giảm 547 tỷ đồng so với đầu năm về 13.525 tỷ đồng. Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 1.610 tỷ đồng. 

Tổng nợ vay của Kido cuối quý III là 4.015 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, chiếm 30% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu tại ngày 30/9 của Kido là 7.010 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 2.797 tỷ đồng.

Tin Cùng Chuyên Mục