Với 9,2% cổ phần hiện có, Musk nắm trong tay bao nhiêu quyền lực tại Twitter?

Kim Dung

Số cổ phần này của Elon Musk tại Twitter vẫn chỉ được phân vào hàng "thụ động". Thông thường, các cổ đông thụ động sẽ không tham gia nhiều vào quyết định của công ty. Liệu Elon Musk có là trường hợp ngoại lệ?

Báo cáo gần đây cho thấy, CEO hãng xe điện Tesla đã mua một lượng lớn cổ phần của Twitter. Theo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch 13G, Elon Musk đã mua gần 74 triệu cổ phiếu và gia nhập vào ban giám đốc của Twitter khi sở hữu 9,2% cổ phần của công ty truyền thông này. 

Sau phiên giao dịch hôm 1/4, số cổ phần của Musk trị giá 2,9 tỷ USD và tăng vọt lên 3,5 tỷ USD vào ngày 4/4. Thông tin Elon Musk nắm giữ 9,2% cổ phần khiến giá cổ phiếu Twitter tăng vọt 27% .

Hôm 26/3, Musk từng phàn nàn về chính sách của Twitter trong một tweet. Ông cho rằng nền tảng đã “không tuân thủ các nguyên tắc tự do ngôn luận” và ông đang “suy nghĩ nghiêm túc” về việc xây dựng nền tảng truyền thông xã hội của riêng mình. 2 tuần sau khi công khai chỉ trích nền tảng này, người giàu có nhất hành tinh quyết định mua lại cổ phần Twitter. 

Trong một thông báo hôm 5/4, CEO Twitter - Parag Agrawal - cho biết công ty đã bổ nhiệm Elon Musk tham gia vào ban lãnh đạo. Nhiệm kỳ của vị cổ đông mới sẽ kéo dài đến năm 2024. Ngay sau đó, Elon Musk bày tỏ mong muốn làm việc với Parag Agrawal và hội đồng quản trị Twitter để tạo ra những cải tiến đáng kể trong những tháng tới. 

Trong suốt nhiệm kỳ, Twitter sẽ không để Musk nắm giữ quá 14,9% cổ phần. Thể nhưng, nhà phân tích Dan Ives của hãng đầu tư Wedbush lại cho rằng, vị tỷ phú này có thể sẽ cố gắng tìm cách gia tăng lượng cổ phần sở hữu.

Với 9,2% cổ phần hiện có, Musk nắm trong tay bao nhiêu quyền lực tại Twitter?

Ở Twitter, khi sở hữu cổ phần trên 10% mới được coi là cổ đông "active" (có thể tác động đến các quyết định của hội đồng quản trị). Vậy nên, với 9,2% cổ phần của Elon Musk tại Twitter vẫn chỉ được phân vào hàng "thụ động". Thông thường, các cổ đông thụ động sẽ không tham gia nhiều vào quyết định của công ty. 

Chính vì lý do đó, nếu có bất kỳ đề xuất nào để thay đổi Twitter trong thời gian tới, Musk sẽ cần sự ủng hộ từ nhiều thành viên hội đồng quản trị và cổ đông khác để giành được sự chấp thuận.

Thế nhưng Elon Musk rất có thể là trường hợp ngoại lệ.

Elon Musk trở thành "người có tầm ảnh hưởng" tại Twitter.
Elon Musk trở thành "người có tầm ảnh hưởng" tại Twitter.

Vị tỷ phú giàu nhất thế giới hiện là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên Twitter. Tài khoản của ông xếp thứ 11 thế giới về lượng người theo dõi với hơn 80 triệu người. Mỗi tweet Musk đăng tải thu hút hàng nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận. Do đó, ông có "nguồn hậu thuẫn" mạnh mẽ để thúc đẩy thực hiện những thay đổi của mình. Hơn nữa, động thái đưa Musk vào hội đồng quản trị cho thấy Twitter có vẻ cũng có ý "hùa theo" những ý tưởng của ông.

CEO Twitter Agrawal cho biết: "Elon Musk vừa là một tín đồ cuồng nhiệt. Ông ấy rất có thể sẽ mang lại giá trị lớn cho chúng tôi". Phải chăng Agrawal đang ngầm thừa nhận những hành động của Musk đã được các thành viên trong hội đồng quản trị ủng hộ. 

Ở một khía cạnh khác, cựu CEO Twitter Dorsey cũng đã công khai lên tiếng ủng hộ Musk. Ông cho rằng Elon Musk “quan tâm sâu sắc đến thế giới cùng vai trò của Twitter với cộng đồng”. Việc Twitter thử nghiệm tính năng chỉnh sửa bài viết gần đây là minh chứng rõ ràng nhất cho tầm ảnh hưởng của Musk với hãng truyền thông này .

Trước kia, nền tảng mạng xã hội của nước Mỹ từng nói "không" với tính năng chỉnh sửa bài viết vì cho rằng nó có thể bị lạm dụng để thay đổi nội dung đã đăng tải. Điều này đi ngược với tiêu chí ưu tiên hàng đầu là “bảo vệ tính toàn vẹn cho bài viết công khai" của hãng. Dù đã có rất nhiều người dùng yêu cầu bổ sung tính năng trên trong nhiều năm nay nhưng Twitter vẫn kiên quyết từ chối. 

Thế nhưng, ngay sau khi chen chân vào ban lãnh đạo, Elon Musk đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến hài hước với câu hỏi “Bạn có muốn một nút chỉnh sửa không?” và câu trả lời là “yse” và “on” thay vì là "yes" và "no".

Sự việc tưởng chừng chỉ là một trò đùa khi Twitter cho biết họ chuẩn bị ra mắt nút chỉnh sửa bài viết trong ngày Cá tháng tư vừa qua. Nhưng đến ngày 6/4, hãng bất ngờ thông báo tính năng này sẽ được ra mắt thử nghiệm trước cho người dùng trả phí Twitter Blue trong tháng tới.

Điều gì sẽ xảy ra với Twitter khi Elon Musk nắm quyền lực trong tay?

CNBC cho rằng, mục tiêu chính của tỷ phú xe điện là thúc đẩy những thay đổi trong chính sách tự do ngôn luận của Twitter. Trong những năm gần đây, Twitter đã tăng cường kiểm soát các thông tin sai lệch và bài phát biểu bạo lực hoặc kích động trên nền tảng, thậm chí là cấm người dùng vi phạm các nguyên tắc của hãng. Điển hình là động thái xóa tài khoản của cựu Tổng thống Donald

Nhiều ý kiến cho rằng, công ty cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy tắc trên. Ngược lại, Elon Musk đã công khai chỉ trích và phàn nàn vì cho rằng ông đang bị “tước mất” quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội.

Mặc dù, Musk vẫn chưa xác định những bước đi cụ thể tại Twitter để thúc đẩy tự do ngôn luận trên nền tảng này nhưng các tweet gần đây cho thấy ông có thể sử dụng cương vị mới của mình để dần loại bỏ các chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter.

Twitter có quyền được đặt ra quy định kiểm soát nội dung chia sẻ trên nền tảng mà không bị vi phạm quyền tự do ngôn luận. Nhưng "người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận” Elon Musk đã đề xuất biến Twitter trở thành một “mã nguồn mở” để thúc đẩy tính minh bạch khi hiển thị và gợi ý các dòng tweet. Ý tưởng đó có thể đã được các thành viên hội đồng quản trị của Twitter ủng hộ, giống như Dorsey đã tán thành trong quá khứ.

Sự ra đời của nút "chỉnh sửa" là minh chứng cho thấy Twitter sẽ trở nên "tự do ngôn luận" hơn theo mong muốn của Elon Musk. 

Tin Cùng Chuyên Mục