Cần chú ý gì khi nhận hoán nợ bằng bất động sản?

Vũ Phong

Phương thức “hàng đổi hàng” được quy định trong Nghị định 08/2023 được nhiều doanh nghiệp bất động sản quan tâm. Đây cũng được coi là chiếc phao cứu sinh cho tình trạng kém thanh khoản của thị trường trong thời gian qua.

Mới đây Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá Nghị định 08/2023 được sửa đổi theo hướng “cứu nguy” cho doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu.

Thị trường bất động sản liệu có nóng hơn sau khi Nghị định 08/2023 được ban hành
Thị trường bất động sản liệu có nóng hơn sau khi Nghị định 08/2023 được ban hành

Theo đó, doanh nghiệp được gia hạn tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố; có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác hay tạm ngưng quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp...

Đặc biệt với phương thức hoán nợ bằng tài sản khác được đánh giá cao vì vừa giải quyết được dư nợ đồng thời thanh khoản được lượng hàng tồn đọng của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên việc hoán đổi tài sản để giải quyết gốc, lãi trái phiếu đến hạn còn phải tuân thủ các quy định sau. Đầu tiên đó là tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.

Thứ hai, phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Cuối cùng, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Thị trường bất động sản liệu có nóng hơn sau khi Nghị định 08/2023 được ban hành

Việc thanh toán bằng tài sản khác cần đảm bảo nguyên tắc được người sở hữu trái phiếu chấp thuận, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.

Được biết, việc hoán nợ bằng tài sản khác nếu được nhà đầu tư chấp thuận đã được một số chủ đầu tư áp dụng từ trước đó. Với việc ban hành Nghị định 08/2023 sẽ là nền tảng pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng biện pháp này trong việc xử lý nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra những rủi ro khi áp dụng quy định hoán nợ bằng tài sản này. Theo đó, cần tuân thủ nguyên tắc tự nguyện để tránh các vấn đề pháp lý về sau, khi trái chủ phải nhận những sản phẩm thanh khoản kém, khó bán bởi nhiều yếu tố. Cùng với tình trạng yếu kém của thị trường, việc định giá bất động sản khi hoán nợ cũng là vấn đề nhiều người quan tâm.

Bên cạnh đó, sẽ có thể phát sinh rắc rối, phức tạp khi không ít trái chủ có số tiền đầu tư nhỏ phải nhận chung và trở thành đồng sở hữu bất động sản với các nhà đầu tư khác.

Nhưng nhìn chung, Nghị định 08/2023 đã trở thành “làn sóng” mới thúc đẩy cho thị trường bất động sản. Đáp lại “làn sóng” này, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản đồng loạt tăng cao vào sáng 6/3 với nhiều mã trần, trắng bên bán.

Cần chú ý gì khi nhận hoán nợ bằng bất động sản? - Ảnh 1

Ví dụ như cổ phiếu PDR của bất động sản Phát Đạt cũng vọt lên giá trần 11.200 đồng với hơn 3 triệu đơn vị đã giao dịch và có gần 4 triệu cổ chờ mua ở giá trần. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản khác cũng đang xanh với khối lượng tăng vọt như LDG, IDJ, HQC, HPX, DXG, DIG, SCR...

Tin Cùng Chuyên Mục