CEO HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải và chuyện "nhảy việc" liên tục của giới trẻ thời nay

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Liên hệ giữa câu chuyện của ông Phạm Hồng Hải và thực trạng sinh viên ra trường "nhảy việc" liên tục, chúng ta có thể rút ra được bài học gì?

Năm 2014, HSBC Việt Nam thông báo bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải vào vị trí Tổng Giám đốc. Đây cũng đồng thời đánh dấu một cột mốc khá thú vị trong lịch sử của ngân hàng đến từ Anh Quốc, khi lần đầu tiên sau 145 năm, họ bổ nhiệm một người Việt Nam vào vị trí Tổng Giám đốc.

Trước đó, ông cũng là người Việt đầu tiên đảm nhiệm vị trí Giám đốc kinh doanh vốn và tiền tệ tại Việt Nam của HSBC.

Chặng đường đi tới vị trí cao nhất của HSBC Việt Nam có sự ghi dấu mạnh mẽ của ý chí và sự bền bỉ. Ra trường năm 21 tuổi, gia nhập HSBC và gắn bó cho tới thời điểm hiện tại, không ít lần ông cảm thấy chông chênh trên con đường sự nghiệp và có ý định dừng lại. Thế nhưng, khi các đồng nghiệp cùng thời lần lượt "nhảy việc" thì ông Hải vẫn quyết tâm bám trụ, cống hiến và để lại một dấu ấn đậm chất Việt trong lịch sử HSBC. 

CEO HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải và chuyện

 

Liên hệ giữa câu chuyện của ông Phạm Hồng Hải và thực trạng sinh viên ra trường "nhảy việc" liên tục, chúng ta có thể rút ra được bài học gì?

Trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi về điểm yếu của lớp trẻ hiện tại, ông Phạm Hồng Hải thẳng thắn chia sẻ: 

"Thế hệ 8x và 9x hiện nay, tôi nghĩ các bạn có lợi thế về tự tin, năng động và ngoại ngữ tốt hơn thế hệ trước đây. Cái tôi nghĩ sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các bạn là mức độ ổn định chưa cao. Đa phần các bạn mong muốn mọi thứ rất nhanh, kiểu "nếu một năm làm tốt không được thăng chức thì tôi đi""

CEO HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải và chuyện

 

Dùng hình ảnh một cuộc đua marathon để so sánh với chặng đường thăng tiến, ông Phạm Hồng Hải cho rằng: "Quan trọng không phải thắng từng chặng mà ai là người về đến đích."

Vị CEO HSBC Việt Nam thừa nhận mình không phải là người Việt duy nhất đủ khả năng gánh vác vị trí Tổng giám đốc, nhưng thực tế: "Nhiều bạn khác cũng hoàn toàn có khả năng. Nhưng một số người cho rằng họ không chờ được. Đường để lên vị trí cao, trọng yếu xa lắm, họ chọn chuyển sang ngân hàng khác hoặc sang ngành khác."

Vậy đâu là chiến lược nhảy việc đúng đắn cho các bạn trẻ? Trả lời cho vấn đề này, ông Hải nhấn mạnh nhảy việc không hề xấu, nhưng nếu nhảy việc quá nhanh thì thường sẽ "mất nhiều hơn được".

"Tôi vẫn chia sẻ với các bạn nhân viên ở HSBC là việc nhảy việc không xấu, tuy nhiên nếu nhảy việc với một tần suất rất cao, cuối cùng chưa chắc việc nhảy đó sẽ giúp mình đi được đến đích nhanh nhất".

Với kinh nghiệm của mình, ông cho rằng khi công ty, doanh nghiệp bị thiếu một vị trí chủ chốt, ban lãnh đạo chắc chắn sẽ ưu tiên xem xét những nhân viên đã gắn bó lâu năm, bởi họ đã "xây dựng nền tảng kiến thức tốt, xây dựng được niềm tin của ban lãnh đạo".

CEO HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải và chuyện

 

Ngược lại, "Nếu các bạn nhảy rất nhanh, tôi nghĩ khó có tổ chức nào muốn bổ nhiệm các bạn vào vị trí lãnh đạo, bởi không chắc là thực sự các bạn có đủ sự chín chắn, kiến thức cho tổ chức đó hay không." - ông Phạm Hồng Hải đúc kết.

Dẫu biết việc thay đổi công việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng từ những lời khuyên trên, bạn hãy biết trân trọng vị trí mình đang có, đồng thời học cách bình tĩnh, kiên nhẫn tháo gỡ những vướng mắc trước khi đưa ra quyết định từ bỏ.

Tin Cùng Chuyên Mục