CEO Thế giới Di động livestream bán hàng

Theo The Leader

Sau khoảng 1 giờ đồng hồ livestream trên Fanpage Thế giới Di động, CEO Đoàn Văn Hiểu Em nhận về hơn 17.000 lượt xem, 367 đơn đặt hàng với doanh số đạt 4,7 tỷ đồng.

Cuối tháng 8/2020, lần đầu tiên ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO chuỗi Thế giới Di động livestream bán hàng với sản phẩm là các mẫu điện thoại thương hiệu OnePlus.

Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, livestream của CEO Thế giới Di động nhận về hơn 17.000 lượt xem, 367 đơn đặt hàng với doanh số đạt 4,7 tỷ đồng. Giới quan sát kì vọng về một kết quả cao hơn, khi Thế giới Di động là tập đoàn hàng đầu trong ngành bán lẻ Việt Nam.

Đến CEO Thế giới Di động cũng livestream bán hàng
Đến CEO Thế giới Di động cũng livestream bán hàng

Trên thế giới, việc một vị CEO trực tiếp livestream bán hàng không phải chuyện hiếm. Tại Trung Quốc, ông Lei Jun - nhà sáng lập và CEO Xiaomi đã xuất hiện trực tuyến trên nền tảng Douyin. Buổi livestream có hơn 50 triệu người xem, đem về 30 triệu USD từ việc bán smartphone và TV cho Xiaomi.

Hay như trường hợp Li Jing, CEO công ty nội thất Mendale Textile kiếm 3,5 triệu USD sau buổi livestream kéo dài 4 tiếng. Trong khi đó, James Liang, Chủ tịch Trip.com bán các gói du lịch trị giá 8,4 triệu USD sau 5 lần livestream, mỗi lần khoảng 1 giờ đồng hồ.

Tương tự, bà Dong Mingzhu, lãnh đạo Gree Electric thậm chí đã bán được số đồ gia dụng có tổng giá trị 43,7 triệu USD sau 3 tiếng livestream.

Livestream thậm chí đang thay đổi thói quen mua sắm của không ít người tiêu dùng. Chẳng hạn, khi lựa chọn son, hay nước hoa, nhiều người tìm đến các buổi livestream thay vì dùng thử tại cửa hàng.

Bệnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến người dân phải ở nhà, văn phòng đóng cửa, các doanh nghiệp buộc phải tìm phương thức bán hàng mới. Một trong những hướng đi đó là trực tiếp bán hàng online thông qua các kênh livestream.

Tại Việt Nam, livestream đã nhanh chóng được các công ty thương mại điện tử học hỏi, áp dụng và thực sự trở thành xu hướng marketing dẫn đầu về tính thực thi và hiệu quả.

"Ở nhà không khó - Có Shopee lo" là chiến lược livestream của Shopee, nhắm đến những nhu cầu cơ bản nhất của người tiêu dùng, giúp họ dễ dàng tiếp cận và mua sắm những hàng hóa thiết yếu.

Livestream trở thành xu hướng marketing dẫn đầu về tính thực thi và hiệu quả
Livestream trở thành xu hướng marketing dẫn đầu về tính thực thi và hiệu quả

Hoạt động được xây gần tương tự những đợt khuyến mãi lớn, khi người xem có thể săn sale thỏa thích. Với lịch livestream như vậy, Shopee có thể tạo ra "thói quen" truy cập ứng dụng để cho người dùng vào các khung giờ nhất định.

Lazada không hề kém cạnh khi triển khai chiến dịch "An tâm mua sắm tại nhà". Lazada chú trọng đưa vào livestream nhiều khía cạnh và hoạt động hơn. Bởi đây được coi là "phát súng" mở đầu cho hoạt động mừng sinh nhật thứ 8 của doanh nghiệp.

Các hoạt động nổi bật nhất bao gồm: hướng dẫn nấu ăn, tổ chức hòa nhạc online với các ngôi sao ca nhạc, các trò chơi, gia đình và trẻ em,... Qua đó, thương hiệu vừa có thể chạm tới nhiều đối tượng hơn nhờ sự phong phú về mặt nội dung.

Sendo cũng thể hiện sức mạnh riêng bằng cách đưa SenLive nhập cuộc với chiến dịch "Săn sale nửa giá - Streamer tranh bá". Sendo đã quyết định "phá bỏ" lề lối quen thuộc trong các chiến dịch trước cũng như phần đông các doanh nghiệp đang làm.

Theo đó, SenLive giúp khách hàng trải nghiệm cùng lúc việc săn sale và giải trí, nhân đôi cảm xúc tích cực cũng như sự tương tác. Song song với độ nhận diện, thương hiệu cũng được nâng cao đáng kể.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục