Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chỉ ra điểm khác biệt "không tưởng" giữa sếp Nhật và sếp Việt

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - "Sếp các công ty bên Nhật nói năng dù nhỏ nhẹ nhưng trưởng các ngành hàng cứ run lập cập nếu không đạt chỉ tiêu trong khi ở Việt Nam, sếp “đập bàn đập ghế” mà cấp dưới cũng cứ dửng dưng theo kiểu “kệ ông”."

Mới đây, tại hội thảo "Bí quyết kinh doanh, bài học thương trường - con đường dẫn đến thành công”, doanh nhân Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái đã chia sẻ nhiều quan điểm thú vị về vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Xoay quanh câu chuyện mối quan hệ giữa "nhân viên - lãnh đạo", trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không thể phát triển bởi người đứng đầu không thể thu phục được nhân viên. Khi đó, lời nói, mệnh lệnh từ người lãnh đạo trở nên không có trọng lượng, làm giảm năng suất thực thi công việc của toàn thể doanh nghiệp.

Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chỉ ra điểm khác biệt

 

Theo ông Phạm Đình Đoàn, nếu so sánh giữa uy quyền của sếp Nhật Bản và sếp Việt Nam, không khó để nhận ra sự khác biệt rõ rệt: 

"Ở nhiều công ty tại Nhật Bản, 8 - 9 giờ tối vẫn đông đúc, sếp chưa về thì chưa ai về. Người Nhật làm việc bằng trái tim. Ra quy định 8 giờ tối phải tắt đèn đi về thì từ 6 giờ sáng hôm sau họ đã đi làm.

Sếp các công ty bên Nhật nói năng dù nhỏ nhẹ nhưng trưởng các ngành hàng cứ run lập cập nếu không đạt chỉ tiêu trong khi ở Việt Nam, sếp “đập bàn đập ghế” mà cấp dưới cũng cứ dửng dưng theo kiểu “kệ ông”."

Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái đúc kết: "Đừng cậy mình có tiền, muốn thuê ai thì thuê. Nhân viên dưới quyền làm việc cho mình vì tiền là một chuyện, họ muốn làm việc còn vì nể sếp giỏi, có thể học tập. Đó là giá trị vô hình”.

Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chỉ ra điểm khác biệt

Chính vì vậy, người đứng đầu doanh nghiệp phải luôn là người giỏi nhất thì mới có thể thu phục, chiêu mộ và định hướng nhân tài. Đây cũng là điều ông Phạm Đình Đoàn gửi gắm tới mỗi người lãnh đạo.

Tin Cùng Chuyên Mục