Công ty Đa Lộc: Mang tinh hoa văn hóa thế giới kết nối với người Việt

Quang Nguyên

Công ty Đa Lộc luôn đề cao những giá trị văn hóa tốt đẹp và mong muốn đem những tinh hoa văn hóa từ khắp nơi trên thế giới đến kết nối với người Việt. Sở hữu một đội ngũ nhân viên và chuyên gia Sommelier giàu kinh nghiệm, đam mê, Công ty Đa Lộc hứa hẹn sẽ còn phát triển vượt bậc và luôn dẫn đầu trên thị trường đồ uống cao cấp.

Nâng tầm trải nghiệm của khách hàng thông qua sự kiện

Trải qua gần 30 năm kinh nghiệm, Công ty Đa Lộc luôn lựa chọn những sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh cho thị trường. Để duy trì sản phẩm ở trạng thái tối ưu nhất khi đến tay khách hàng, Đa Lộc luôn thực hiện nghiêm ngặt các quy định, từ việc lựa chọn các đối tác vận chuyển uy tín nhất trong lĩnh vực đồ uống, đến việc lưu kho, bảo quản và trưng bày tại các cửa hàng ở nhiệt độ tiêu chuẩn 24/24.

Về sản phẩm, thứ nhất Công ty Đa Lộc đã và đang được phân phối đến đa dạng đối tượng khách hàng từ Bắc vào Nam. Công ty Đa Lộc không bao giờ làm việc với bên thứ ba, tất cả đồ uống đều được nhập khẩu trực tiếp với nhà sản xuất để đảm bảo tối ưu chất lượng, điều này rất khó tìm cho những mặt hàng đồ uống cao cấp khác của các công ty cạnh tranh. Thứ hai, Đa Lộc luôn nhìn vào nhu cầu của khách hàng đi kèm với xu hướng thị trường tại Việt Nam để có những sản phẩm phù hợp nhất, có thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng. Điểm thứ ba cũng là điểm mấu chốt nhất, bên cạnh việc bán hàng, các chương trình khuyến mãi, Công ty Đa Lộc có những chương trình học thuật mang tính nâng tầm trải nghiệm của khách hàng, đưa khách hàng đến gần hơn với nhà làm rượu, đến gần hơn với xu hướng chung của thế giới về thưởng thức các loại đồ uống cao cấp.

Công ty Đa Lộc luôn tự hào về đội ngũ Sommelier và nhân viên có đam mê và kiến thức. Sommelier mang ý nghĩa rộng hơn là những chuyên gia, bậc thầy về rượu vang. Họ là những người có khả năng đặc biệt về vị giác và khứu giác và có trí nhớ siêu đẳng, có thể nhớ hàng trăm loại rượu vang khác nhau từ tất cả các vùng trên thế giới. Sommelier được xem là vật báu trong ngành rượu vang bởi vì số lượng những người làm nghề này rất ít. Trên thế giới, nghề Sommelier không phải là nghề phổ biến, ở Việt Nam thì còn hiếm hơn. Con đường để trở thành Sommelier không hề dễ dàng, ngoài khả năng thiên bẩm hoặc thông qua rèn luyện về khứu giác và vị giác, khả năng ngoại ngữ, họ còn phải là người thực sự đam mê về rượu vang và kiên trì với nó trong thời gian rất dài.

Khám phá công việc “Sommelier” tại Đa Lộc

Công ty Đa Lộc: Mang tinh hoa văn hóa thế giới kết nối với người Việt - Ảnh 1

Về cơ bản, họ vẫn phải trực tiếp phục vụ giới thiệu và đưa sản phẩm rượu vang đến với khách hàng, là người trực tiếp tiêu thụ tại nhà hàng. Ngoài ra, vẫn còn những công việc khác, đó là nâng cao kiến thức, luyện tập thử nếm, làm nhân viên sổ sách, sắp xếp, tìm hiểu nhãn hàng, xây dựng danh sách đồ uống cho một công ty bất kỳ. Một nhiệm vụ khác mà ít người biết đến là tham gia vào training sự kiện, truyền bá kiến thức, truyền lại cảm hứng, đam mê và gây dựng được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của công ty.

Anh Vũ Đức Linh - hiện đang là Head Sommelier kiêm Giám đốc đào tạo của Công ty Đa Lộc, được đánh giá là một trong số những chuyên gia tài năng có cả kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ở cả trong nước và nước ngoài. Theo anh Linh, công ty đang đầu tư rõ ràng, đúng mực cho những người làm Sommelier. Bởi vì, hiện giờ không một công ty nào ở Việt Nam về nhập khẩu và phân phối đồ uống cao cấp có team Sommelier chuyên nghiệp. Ở Công ty Đa Lộc, Sommelier phải làm được các sự nghiệp, chuyên về việc đào tạo cũng như làm về đại sứ thương hiệu, bao gồm từ sản phẩm đến người tiêu dùng. Để làm được những công việc đó, nhân sự sẽ được công ty đầu tư đi học, đi thi, đi trải nghiệm, có những cơ hội thử nếm, trao đổi cùng những nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới.

Anh Vũ Đức Linh - Head Sommelier kiêm Giám đốc đào tạo của Công ty Đa Lộc
Anh Vũ Đức Linh - Head Sommelier kiêm Giám đốc đào tạo của Công ty Đa Lộc

“Do nghề Sommelier nói riêng và các loại đồ uống có cồn nói chung chưa được phổ biến tại Việt Nam, người tiêu dùng vẫn thích sử dụng những loại bia hoặc rượu được nấu, được lên men tại các địa phương. Thường thì các nhà hàng, khách sạn 5 sao phục vụ những tầng lớp thượng lưu mới thực sự cần đội ngũ Sommelier. Vì thế mà những người làm công tác Sommelier như chúng tôi, đều phải “đá tay ngang”, tức là làm thêm việc, vừa phải thiết kế hầm rượu, vừa phải xây dựng menu rượu cho các nhà hàng. Hiện tại, bản thân tôi thấy rằng, nhiều khách sạn nhà hàng lớn sẽ “đau đầu” để tiến tới chuyên môn hóa ngành nghề này” - anh Linh cho biết.

 

“Với đặc thù của Sommelier, khi bạn yêu thích việc trải nghiệm đồ uống thì dù bạn là ai, bạn đều có thể tiếp cận được nghề. Nếu bạn tìm được đam mê, nhiệt huyết ban đầu của mình, tìm được những môi trường, điều kiện tối ưu để phát triển đam mê thì đó sẽ vừa là điều giữ lửa và cũng như là thắp lửa cho bạn. Mọi cố gắng, nỗ lực đều xuất phát từ bản thân mỗi người, cơ hội và kiến thức ngày nay rất mở, đến từ nhiều nguồn khác nhau nên nếu theo nghề Sommelier thì ai cũng sẽ có những cơ hội để phát triển để tự tin sống và đam mê cùng với nghề”.

Tin Cùng Chuyên Mục