Indonesia cấm mua sắm, bán hàng trên mạng xã hội TikTok

Linh Phương

Bộ Thương mại Indonesia cho biết: “Mạng xã hội chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ quảng bá hàng hóa và dịch vụ và sẽ không được phép giao dịch thanh toán trực tiếp”.

Indonesia bất ngờ ra thông báo cấm bán hàng trên mạng xã hội, đặc biệt nhắm tới TikTok với mục đích bảo vệ hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Quyết định này được chính phủ Indonesia đưa ra ngày 27/9 và có hiệu lực ngay từ ngày công bố.

Bộ Thương mại Indonesia cho biết: “Mạng xã hội chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ quảng bá hàng hóa và dịch vụ và sẽ không được phép giao dịch thanh toán trực tiếp”.

Indonesia cấm mua sắm, bán hàng trên mạng xã hội TikTok - Ảnh 1

Cách tiếp cận này nhằm mục đích đảm bảo rằng phương tiện truyền thông xã hội và thương mại xã hội duy trì các đặc tính riêng biệt của chúng, từ đó ngăn chặn việc kiểm soát thuật toán hoàn toàn và bảo vệ khỏi mọi hành vi lạm dụng dữ liệu cá nhân mục đích thương mại.

Điều này đồng nghĩa với việc người dùng trên các nền tảng như Tiktok hay Facebook sẽ không được mua bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp như trước đây.

"TikTok có một tuần để tuân thủ quy định, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa tại Indonesia", Bộ trưởng Zulkifli Hasan cảnh báo.

Chính phủ Indonesia cũng tuyên bố sẽ cấm các nền tảng mạng xã hội hoạt động như một trang thương mại điện tử nhằm chống việc lợi dụng dữ liệu người dùng cho mục đích kinh doanh.

Hạn chế lạm dụng dữ liệu người dùng trên mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ thương mại Indonesia - ông Zulkifli Hasan cho biết, cần có sự tách biệt giữa các nền tảng mạng xã hội và Thương mại điện tử nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng trước các thuật toán cho mục đích kinh doanh.

Ngoài ra, Chính phủ Indonesia còn quy định mặt hàng nhập khẩu nào được phép kinh doanh tại thị trường này, một thông tin cực kỳ tiêu cực cho những người chuyên nhập hàng giá rẻ Trung Quốc để chào bán trên Tiktok.

Bên cạnh những quy định cho các trang mạng xã hội, Indonesia cũng yêu cầu các trang thương mại điện tử đặt mức giá sàn 100 USD cho một số loại mặt hàng nhập khẩu, một bước đi nhằm bảo hộ thị trường trong nước trước hàng giá rẻ Trung Quốc.

Theo đánh giá của CNBC, các quy định của Indonesia sẽ đập phá tham vọng mở rộng quy mô thương mại điện tử của TikTok tại quốc gia này.

Một đón giáng vào TikTok

Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết, TikTok có một tuần để tuân thủ quy định nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ dừng hoạt động tại quốc gia này. Công ty nghiên cứu BMI cho biết, TikTok là doanh nghiệp duy nhất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của chính phủ Indonesia và quy định mới khó có thể gây tổn hại cho sự tăng trưởng của ngành thị trường kỹ thuật số Indonesia.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử ở Indonesia lên tới gần 52 tỷ USD vào năm ngoái và trong số đó, 5% diễn ra trên TikTok.

Indonesia cấm mua sắm, bán hàng trên mạng xã hội TikTok - Ảnh 2

Theo Datareport, Indonesia là thị trường lớn thứ hai của TikTok với 113 triệu người dùng, chỉ sau Mỹ, quốc gia có 116,5 triệu người dùng TikTok.

Vào tháng 6, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết sẽ đổ hàng tỷ USD dcho thị trường này nói riêng và Đông Nam Á nói chung trong vài năm tới. 

Trước tình hình trên, người phát ngôn của TikTok cho biết: “Thương mại xã hội ra đời để giải quyết vấn đề thực tế cho những người bán hàng nhỏ truyền thống ở địa phương bằng cách kết nối họ với những người sáng tạo địa phương, những người có thể giúp tăng lưu lượng truy cập đến các cửa hàng trực tuyến của họ”.

“Mặc dù chúng tôi tôn trọng luật pháp và quy định của địa phương, nhưng chúng tôi hy vọng các quy tắc này sẽ tính đến tác động của nó đối với sinh kế của hơn 6 triệu người bán và hơn 7 triệu người sáng tạo liên kết sử dụng TikTok Shop”, người phát ngôn của TikTok cho biết.

Tin Cùng Chuyên Mục