Mô hình kinh doanh cơ chế vốn: Chìa khóa ứng phó Covid-19 của nhiều doanh nghiệp

Hiền Hương

Đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với tình hình mới. Trong đó, mô hình cơ chế vốn đã, đang và sẽ là chiến lược, là lựa chọn tối ưu mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) nhận định, do cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20 - 30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Cơ cấu chưa hợp lý này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó nguy cơ ở phía doanh nghiệp là phải vay với lãi suất cao, chi phí vốn lớn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp… Thêm vào đó, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó thị trường tín dụng đang bị quá tải do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Đồng thời, tiềm lực của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, để bảo đảm có nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng buộc phải đi vay nguồn vốn ngắn hạn, lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là ở khía cạnh phải vay lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến hiệu quả sinh lời thấp. Mặt khác việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp nguồn vay bị hạn chế hoặc gián đoạn.

Mô hình kinh doanh cơ chế vốn: Chìa khóa ứng phó Covid-19 của nhiều doanh nghiệp  - Ảnh 1

Chính vì vậy, ngay cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, việc khôi phục lại hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bài toán về nguồn vốn. Do đó, để thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng” của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét đến bài toán nguồn vốn trong “trạng thái bình thường mới”.

Trên thế giới, sau ảnh hưởng của Covid-19, các doanh nghiệp có xu hướng tiếp cận các kênh huy động vốn phi ngân hàng như: Thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và kể cả các kênh phi truyền thống khác như gọi vốn cộng đồng, gọi vốn thông qua tiền mã hóa…

Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào 4 giải pháp cụ thể: Xác định cơ cấu vốn tối ưu; Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; Huy động vốn qua thị trường chứng khoán; Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Trong đó, huy động vốn qua thị trường chứng khoán được xem là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp.

Việc sử dụng mô hình cơ chế vốn để thu hút vốn và nhà đầu tư, qua đó tăng trưởng theo cấp số nhân đã được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng từ lâu. Tại Việt Nam, tuy mô hình này khá mới mẻ với nhiều người song đã được vận dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp lớn như Vingroup, Thế Giới Di Động, FLC, Vietjet, Vinagame… Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tiến lên toàn cầu hóa, thêm vào đó, đại dịch Covid-19 như một tấm gương phản chiếu cho thấy đây chính là lúc các doanh nghiệp cần làm quen, tiếp cận và tiến tới mô hình kinh doanh mới mẻ này.

Bà Phạm Thu Thủy - Chủ tịch Tập đoàn ATA HOLDINGS:

“Vốn là một yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp và ATA HOLDINGS cũng không ngoại lệ. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc huy động vốn càng trở nên khó khăn và nếu không chuẩn bị tốt, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ cao đứng trên bờ vực phá sản.

Bà Phạm Thu Thủy - Chủ tịch Tập đoàn ATA HOLDINGS
Bà Phạm Thu Thủy - Chủ tịch Tập đoàn ATA HOLDINGS

Nhận thấy điều đó, ATA HOLDINGS không hề bị động mà liên tục tìm kiếm các cơ hội để có thể mở ra hướng đi mới, vừa duy trì sự phát triển cho doanh nghiệp, vừa sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả để tiếp tục đầu tư, đổi mới. Thay đổi từ mô hình cơ chế thị trường sang mô hình cơ chế vốn là một trong những cách để chúng tôi biến khó khăn thành cơ hội, giúp ATA HOLDINGS đi nhanh hơn, bắt kịp những xu hướng mới nhất của thị trường để có được sự bức phá và đích đến thành công trong tương lai.

Theo mô hình này, ATA HOLDINGS có được các thành viên trong Hội đồng Cổ đông sáng lập gồm: Bà Phạm Thu Thủy - Chủ tịch Tập đoàn ATA HOLDINGS; Shark Đỗ Liên - Chủ tịch Tập đoàn AquaOne và ông Nguyễn Công Bình - Đại diện Tập đoàn DA.Group, người mang giá trị của năng đoạn kim cương về Việt Nam. Mỗi thành viên cổ đông sáng lập đều có những đóng góp vô cùng lớn, là mắt xích không thể thiếu cho sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn.

Bên cạnh đó là sự góp mặt quý giá của 18 cổ đông Co-Founder, họ đều là những người giàu kinh nghiệm và đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp. ATA HOLDINGS không chỉ được tiếp thêm nguồn vốn mà còn có thêm nguồn lực trí tuệ dồi dào, có được sự hỗ trợ đắc lực, các kiến thức quý báu cùng những mối quan hệ tốt đẹp, giúp ATA HOLDINGS ngày càng phát triển mạnh mẽ để đạt tới giấc mơ IPO vào năm 2027 với giá trị vốn hóa 500 triệu USD.

Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công theo mô hình cơ chế vốn - một mô hình kinh doanh của nước ngoài nhưng cũng rất phù hợp với xu hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây thực sự là một mô hình tiềm năng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ và vươn xa ra thị trường thế giới. Tôi tin rằng hướng đi theo mô hình cơ chế vốn sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng tiến xa và nhanh hơn so với doanh nghiệp kinh doanh độc lập.”

Ông Đậu Minh Nhật - Founder Aura Capital:

Dưới góc nhìn là đơn vị chuyên gia trong đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp hiểu và ứng dụng cơ chế vốn, chúng tôi nhận định rằng mô hình cơ chế vốn là xu hướng được ưa chuộng hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Áp dụng cơ chế vốn, ta có thể “cấp số nhân” từ giá trị doanh nghiệp cho đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần hiểu và ứng dụng cơ chế này có thể thu hút nhiều nhà đầu tư với nguồn vốn lớn.

Ông Đậu Minh Nhật - Founder Aura Capital
Ông Đậu Minh Nhật - Founder Aura Capital

Muốn huy động được nguồn vốn, doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng được chiến lược thoái vốn cho các nhà đầu tư. Và khi họ hỏi chúng ta về chiến lược thoái vốn bản chất đang ngầm hỏi 2 việc: Thứ nhất, chúng ta có mua bán sáp nhập doanh nghiệp chúng ta với doanh nghiệp khác không? Thứ hai, chúng ta có niêm yết lên sàn hay không?

Sau khi có chiến lược thoái vốn, điều kiện tiên quyết để thu hút nhà đầu tư đó là một mô hình kinh doanh thật “Sexy”. Vậy như thế nào là một mô hình kinh doanh “Sexy”? Với Aura capital, chúng tôi đã chuẩn bị một chiến lược thoái vốn thông qua quá trình niêm yết và xây dựng mô hình kinh doanh thỏa mãn được 9 tiêu chí của quỹ đầu tư: Dung lượng thị trường lớn; Dẫn đầu thị trường; Định vị thông minh; Mô hình kinh doanh độc đáo; Mang tính tương lai; Có rào cản công nghệ; Lợi nhuận lặp đi lặp lại; Có khả năng nhân rộng; Tài sản nhẹ, dòng tiền lớn.

Aura Capital đã, đang và sẽ chọn con đường niêm yết. Chúng tôi đã trình bày đến các nhà đầu tư một hình thức kinh doanh cực kỳ thu hút của riêng Aura Capital. Thực tế, chúng tôi đã hoàn thành kêu gọi 3 triệu USD cho 10% và nâng giá trị doanh nghiệp lên 30 triệu USD. Kế hoạch của chúng tôi vào năm 2023 là đạt mốc 400 triệu USD và năm 2026, Aura Capital sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với giá trị 10 tỷ USD.

Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng cơ chế vốn từ năm 2015 cho Aura Capital nhưng trước đây chỉ ứng dụng cho chính doanh nghiệp của mình. Đến năm 2019, chúng tôi đã quyết định chia sẻ và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để ứng dụng và thành công. Cho đến nay, chúng tôi đã đạt được những cột mốc đáng nhớ: Chia sẻ cho hơn 7.000 chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đào tạo hơn 300 doanh nghiệp doanh thu từ 100 - 4.000 tỷ/năm; Tư vấn cho hơn 30 doanh nghiệp.

Trong năm 2022, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chúng tôi đạt mục tiêu sẽ chọn và đồng hành với hơn 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ tái cấu trúc và niêm yết theo cơ chế vốn trong 3 - 5 năm tới. Nhiều đối tác nói đùa rằng “Aura Capital đang cung cấp các sản phẩm “Organic”chất lượng cho thị trường chứng khoán. Đó vừa là mục tiêu, vừa là sứ mệnh đặc biệt mà Aura Capital đã lan tỏa và thu hút các nhà đầu tư thành cổ đông của công ty.”

Ông Võ Sỹ Đạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP CHARME HOLDING:

“Dẫu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay khá phức tạp và việc huy động vốn lại càng khó khăn hơn, tuy nhiên không vì thế mà các quỹ đầu tư ngưng lại. Thông thường các quỹ đầu tư sẽ luôn sẵn sàng đầu tư khi nhìn thấy cơ hội tạo sinh lời cao và mô hình kinh doanh chắc.

Với CHARME, chúng tôi kinh doanh theo mô hình online do vậy việc bị tác động của đại dịch cũng rất ít. Không những thế, CHARME còn thu hút rất nhiều thành viên tham gia kinh doanh trong mùa dịch tạo nên doanh thu tăng trưởng mạnh. Với lợi thế đó, chúng tôi quyết định huy động vốn để mở rộng cho mô hình kinh doanh lớn hơn nữa.

Ông Võ Sỹ Đạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP CHARME HOLDING
Ông Võ Sỹ Đạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP CHARME HOLDING

Với mô hình kinh doanh online của chúng tôi, việc huy động vốn để nhân rộng mô hình lúc này là hết sức cần thiết và phù hợp bối cảnh hiện tại của đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Đồng thời với thời đại công nghệ, việc CHARME huy động vốn để áp dụng công nghệ vào phát triển ứng dụng phục vụ cho việc kinh doanh online sẽ càng dễ dàng hơn và từ đó đẩy mạnh doanh thu hơn nữa cho CHARME trong thời gian tới.

Mô hình cơ chế vốn là bài toán thông minh dành cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn và tôi nhận thấy CHARME cần phải triển khai mô hình này sớm để thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu được lớn mạnh nhanh hơn. Và tôi tin chắc rằng CHARME sẽ có sự bứt phá lớn mạnh và trở thành thương hiệu số 1 tại Việt Nam về lĩnh vực nước hoa khi thực hiện theo mô hình cơ chế vốn.”

 

Ngay cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, việc khôi phục lại hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bài toán về nguồn vốn. 

Tin Cùng Chuyên Mục