Quý tử của tỷ phú giàu thứ 11 nước Nga: Vẫn ở nhà thuê, đi tàu điện ngầm

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Dù có một ông bố đầy quyền lực và mối quan hệ, Alexander Fridman cho rằng anh đang tham gia vào một cuộc chơi sòng phẳng. Chàng trai khẳng định mình không được nhận bất cứ đặc quyền gì từ cha.

Nếu vô tình gặp Alexander Fridman ngoài đời, bạn sẽ chẳng thể tưởng tượng nổi, chàng trai này là con của tỷ phú Mikhail Fridman, người giàu thứ 11 nước Nga.

Dù có người cha sở hữu tới 13,7 tỷ USD, Fridman vẫn ở trong căn hộ thuê giá 500 USD/tháng tại ngoại ô thành phố Moscow. Hàng ngày, phương tiện di chuyển của anh không phải chiếc xế hộp hạng sang, mà là trên những chuyến tàu điện ngầm bình dân.

“Tôi ăn, sống, ngủ, mặc mọi thứ bằng số tiền mà tôi tự kiếm được”, Fridman chia sẻ.

Quý tử của tỷ phú giàu thứ 11 nước Nga: Vẫn ở nhà thuê, đi tàu điện ngầm - Ảnh 1

 

Sau khi tốt nghiệp trung học tại London, quý tử của tỷ phú Nga quay trở lại Moscow vào năm ngoái. Tại đây, Fridman cùng 5 nhân viên khác bắt đầu xây dựng công ty phân phối mang tên SF Development.

Dù có một ông bố đầy quyền lực và mối quan hệ, Alexander Fridman cho rằng anh đang tham gia vào một cuộc chơi sòng phẳng. Chàng trai khẳng định anh không được nhận bất cứ đặc quyền gì từ cha.

Trái ngược với gia đình Fridman, hình thức kinh doanh đặc quyền thừa kế từ trước đến nay vẫn nổi bật ở Nga. 

Olga Rashnikova, 42 tuổi, con gái của ông trùm thép Victor Rashnikov nằm trong hội đồng quản trị của công ty Magnitogorsk Iron & Steel Works PJSC. Andrey A. Guryev, 37 tuổi, là giám đốc điều hành của Phosagro, một nhà sản xuất phân bón được thành lập bởi cha của anh, ông Andre G. Guryev.

Chuyển giao tài sản

Các tỷ phú Nga đang dần nhường lại quyền lực, tài sản cho thế hệ kế cận. Năm ngoái, ông trùm thép Alexey Mordashov, 54 tuổi, đã trao 1,7 tỷ USD tài sản của mình cho hai con trai Kirill và Nikita. 

Vladimir Evtushenkov, 71 tuổi, đã trao 5% cổ phần của Sistema PJSC thông qua giao dịch công khai cho con trai ông, ông Felix. Tỷ phú Leonid Fedun, 63 tuổi, đã chuyển 1,4 tỷ USD của mình trong Lukoil PJSC cho các con của ông, Anton và Ekaterina.

So với thế giới, làn sóng chuyển giao tài sản tại Nga phổ biến hơn cả. Bởi lẽ, luật pháp nước này không tạo điều kiện cho các tỷ phú nhượng tài sản một cách thuận lợi nhất. Thay vào đó, môi trường kinh doanh của Nga phụ thuộc vào các thỏa thuận và bảo lãnh không chính thức.

Alexander cho biết thêm rằng, cha anh luôn nói rằng ông dự định chuyển hết tài sản của ông sang từ thiện. “Từ trước đến nay, tôi vẫn xác định rằng mình sẽ không được thừa kế một đồng nào từ cha”.

Cha anh, Mikhail Fridman, là một trong những người sáng lập Alfa Group. Đây là công ty cho vay lớn thứ năm của Nga. 

Năm 2013, ông đã đồng sáng lập LetterOne để đầu tư 14 tỷ USD mà công ty của ông đã gặt hái được từ việc bán liên doanh dầu mỏ với một tập đoàn do điện Kremlin kiểm soát.

Fridman cũng được biết đến là một trong những doanh nhân "máu lửa" nhất nước Nga. 

“Tôi điều hành công việc kinh doanh của mình một cách hà khắc nhưng công bằng”, Alexander Fridman nói khi trả lời câu hỏi về những bài học mà anh đã học được từ cha mình. “Cha tôi cũng luôn nói với tôi rằng: "Nếu muốn kiếm lời, phải biết cách chia sẻ lợi ích."

Bận rộn vì phải điều hành công ty riêng, Alexander Fridman đang suy tính về kế hoạch bỏ học Đại học. Hiện anh đã trong quá trình "gap year" (bảo lưu học 1 năm để tìm kiếm cơ hội, làm các công việc khác). Lý giải về ý định từ bỏ bằng cấp, Fridman thẳng thắn: 

“Tôi quen một số người bạn tốt nghiệp từ trường danh tiếng Yale, hiện 23 tuổi và chỉ kiếm được 80.000 đến 100.000 USD một năm, và làm quần quật 16 giờ một ngày,”

“Nhưng, bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn, theo một cách trí tuệ hơn”, Fridman nói thêm.

Tin Cùng Chuyên Mục