Chứng khoán Việt Nam thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới

Lan Anh (Nguồn: MBS)

(Doanhnhan.vn) - Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới..

Thị trường quốc tế

Chứng khoán toàn cầu chững đà tăng trong tuần vừa qua khi nhà đầu tư lo ngại làn sóng Covid-19 quay trở lại khi các quốc gia tái mở cửa nền kinh tế.

Tại châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thông báo số ca nhiễm mới tăng trở lại sau khi các lệnh hạn chế được nới lỏng. Giới đầu tư càng thận trọng hơn khi Tổng thống Donald Trump cho biết không có hứng thú với việc tái đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.

Chứng khoán Việt Nam thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới - Ảnh 1

Chỉ số PMI sản lượng, dịch vụ toàn cầu giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 4, dù mức đo lường kỳ vọng về hoạt động kinh doanh trong tương lai cho thấy các doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào khả năng phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế. 

Theo phát biểu của thống đốc NHTW Anh, Nhật Bản và chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết hiện không xem xét đến việc hạ lãi suất xuống dưới 0% hoặc không cắt giảm lãi suất âm sâu hơn nữa (đối với trường hợp của Nhật Bản). Tuy nhiên, trong tương lai, các bên đều không chắc chắn khả năng giữ lãi suất dương nếu tình hình kinh tế tiếp tục thiếu khả quan.

Riêng chủ tịch Fed Jerome Powell còn bổ sung rằng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng tối đa các gói kích thích cho tới cuộc khủng hoảng qua đi và con đường phục hồi sáng rõ hơn.

Chứng khoán Việt Nam thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới - Ảnh 2

Sự gián đoạn trên thị trường vì Covid-19 đã thôi thúc các quỹ đổ xô rót vốn vào chứng khoán Trung Quốc. Thậm chí, một số chiến lược gia xem đây là xu hướng dài hạn.

Khi chứng khoán Mỹ tụt xuống đáy 3 năm trong tháng 3/2020, khoản vốn được chuyển sang chứng khoán Trung Quốc từ hơn 800 quỹ đã lên tới gần 25% trong tổng tài sản 2,.000 tỷ USD đang được quản lý, theo dữ liệu dòng vốn từ EPFR. Con số này đã tăng từ mức 20% tại thời điểm 1 năm trước và gần 17% cách đây 6 năm.

Thị trường trong nước

Sau khi tăng tới 16,08% trong tháng 4, đồng thời lọt Top các thị trường có mức tăng tốt nhất trên toàn cầu, chứng khoán trong nước tiếp tục có sự khởi đầu thuận lợi trong 2 tuần đầu tháng 5 với mức tăng mạnh 5,8% và 1,63% (tương đương 57,92 điểm) và ở trong Top các thị trường có mức tăng mạnh nhất trong tuần vừa qua.

Hỗ trợ đà tăng là sự bùng nổ về thanh khoản khi thị trường bứt phá thành công khỏi vùng tích lũy để bước vào sóng tăng mới. Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực từ khối ngoại đã mua ròng mạnh mẽ cũng hỗ trợ tâm lý thị trường trong tuần vừa qua.

Chứng khoán Việt Nam thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới - Ảnh 3

Với việc vượt đỉnh tháng 4, độ rộng thị trường rất tích cực với 224 mã tăng, 129 mã giảm giá và 21 mã đứng giá. Nhóm VN30 thậm chí có tới 22 mã tăng giá và chỉ 7 mã giảm giá trong tuần vừa qua. Thị trường đã tạo sự lan tỏa rộng khắp ở các nhóm cổ phiếu, ngoài nhóm VN30 thì nhóm ETF cũng có mức tăng rất tốt, đặc biệt ở nhóm Midcap và FinSelect.

Nhóm cổ phiếu có mức tăng bình quân theo vốn hóa mạnh nhất trong tuần vừa qua thuộc về nhóm chứng khoán (6,79%), logistics (5,10%), ngân hàng (3,13%), dệt may (4,41%), thực phẩm (2,83%)… đã bù đắp cho các nhóm cổ phiếu giảm giá như nhóm ô tô và phụ tùng (-2,47%), nhóm cao su tự nhiên (-1,5%),…

Cổ phiếu nhóm chứng khoán có mức tăng nhiều nhất với VCI và SHS tăng lần lượt 11,65% và 10,00%. Đại diện tăng điểm của nhóm ngân hàng là VPB tăng 11,22%, TCB tăng 9,88%, VCB tăng 8,09%, với cổ phiếu dệt may là TNG tăng 2,46%. Nhóm thực phẩm có KDC tăng 17,34% và VNM tăng 6,06%.

Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới. Riêng đối với TTCK Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ…, đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn.

Bên cạnh đó, có thể sau đợt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã nhận định đây chính là cơ hội mua cổ phiếu với mức giá hấp dẫn. Do vậy, lượng nhà đầu tư tìm đến các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch vì thế mà tăng vọt.

Dòng tiền mới đổ vào thị trường chưa có dấu hiệu dừng lại, thanh khoản tuần vừa qua tăng mạnh trong đó phiên phiên thứ Tư bùng nổ mạnh mẽ, giá trị khớp lệnh bình quân đạt trên 4.796 tỷ đồng, cao nhất kể từ năm 2018 đến nay. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch đạt trên 6.240 tỷ đồng, tăng 20,1% so với tuần trước đó.

Chứng khoán Việt Nam thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới - Ảnh 4

Thanh khoản nhóm Smallcap và nhóm Midcap đã tăng mạnh với mức tăng lần lượt 28,4% và 41,9% và dòng tiền chuyển dịch đến các nhóm ETF khi nhóm VN Diamond tăng 41,9%, nhóm Finlead tăng 36,5%, nhóm Finselect tăng 39,3%

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 26% toàn thị trường, tiếp theo là các nhóm khác như: xây dựng và vật liệu xây dựng (14%), nhóm Vingroup và thực phẩm đều chiếm 10,7%...

Giao dịch của khối ngoại

Tín hiệu tích cực trong tuần vừa qua là khối ngoại giảm bán và trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần, kết thúc 26 phiên bán ròng liên tiếp trước đó. Tuy vậy, trong tuần vừa qua họ đã bán ròng tổng cộng 2.627 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh chỉ là 370 tỷ đồng, đây cũng là tuần bán ròng thấp nhất trong 12 tuần vừa qua trên sàn HSX.

Kể từ đầu năm cho tới nay, khối ngoại đã bán ròng 17.471 tỷ đồng trên sàn HSX, trong đó giao dịch thông qua khớp lệnh là 15.354 tỷ đồng. Trong tuần vừa qua, khối ngoại đã mua ròng ở nhóm cổ phiếu thực phẩm, VN Diamond, Xây dựng & VLXD, cao su tự nhiên và dược phẩm so với ở tuần trước đó chỉ có 4 nhóm mua ròng.

Ở nhóm 3 chỉ số ETF, tuần vừa qua nhóm Diamond đã trở lại mua ròng 18 tỷ trong khi tuần trước bán 119 tỷ, bên cạnh đó ở 2 nhóm FinLead và FinSelect áp lực bán giảm bình quân từ 480 tỷ còn 260 tỷ.

Thị trường đang ở giai đoạn đầu của một xu hướng phục hồi kỹ thuật và đã trải qua nhiều trạng thái giao dịch khác nhau, bắt đầu là chuỗi tăng mạnh của chỉ số sau đó nhịp tăng chậm dần và hiện đang ở giai đoạn phân hóa mạnh mẽ ở mặt bằng cổ phiếu và cuối cùng là nhịp điều chỉnh ở chỉ số chung.

Chiến lược đầu tư

Xem xét mua vào với tỷ trọng hợp lý nếu các vùng hỗ trợ sâu hơn không bị phã vỡ khi vùng cân bằng có thể đạt được quanh mốc 800 – 820 điểm. Sau một đợt giảm điểm, việc xuất hiện một nhịp phục hồi và cân bằng có thể là cơ hội tham gia trở lại cho nhà đầu tư với mặt bằng giá cổ phiếu đã chiết khấu về mức hợp lý.

Chứng khoán Việt Nam thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới - Ảnh 5

Trong kịch bản tích cực, chỉ số VNIndex duy trì trạng thái dao động trong vùng từ 820 điểm đến 840 điểm và dòng tiền có sự xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu. Nhịp tăng mới sẽ tiếp tục nếu thị trường vượt thành công ngưỡng 840 điểm hướng tới vùng kháng cự cao hơn 860 điểm.

Ở kịch bản thận trọng hơn, áp lực chốt lời T+ tiếp tục gia tăng mạnh trong khi giá các CP hầu hết đã tăng từ 20%-30%. Trong bối cảnh đó, rủi ro điều chỉnh trở lại của TTCK Mỹ đang ở mức tương đối cao. Tâm lý thận trọng có thể khiến lực cầu co hẹp. Chỉ số VN-Index giảm xuyên qua 820 điểm và có thể kiếm nghiệm lại vùng hỗ trợ sát vùng 800 điểm.

Nếu áp lực bán mạnh xuất hiện tại vùng 820, chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh trở lại xoay quanh vùng 800 điểm. Chốt lời danh mục ngắn hạn và chờ mua lại quanh vùng 790-800 điểm.

Tin Cùng Chuyên Mục