Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới

Hải Long

Tại sao Hàn Quốc lại nổi danh với các thương hiệu (TH) lớn: Kim chi, sâm? Việt Nam có đủ điều kiện đưa sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia được không? Đó là câu hỏi lớn và cũng là trăn trở của Ban lãnh đạo Đại Nam Sơn Group. Và khát vọng đó đã tạo lên sức mạnh, động lực giúp doanh nghiệp quyết tâm chuyển đổi, để có thể viết tên sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới.

Hành trình… vạn dặm

Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng Đại Nam Sơn (Đại Nam Sơn Group) cho biết: “Công ty của chúng tôi được thành lập năm 2009, có trụ sở tại TP.Cần Thơ. Hiện tại, văn phòng thường trực của công ty tại số 181 Nhật Chiêu, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.

Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh - Chủ tịch HĐQT Đại Nam Sơn Group Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền; Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV
Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh - Chủ tịch HĐQT Đại Nam Sơn Group Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền; Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV

Từ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản về nhà ở, công ty chuyển sang xây dựng hệ sinh thái đa ngành, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dược, du lịch  nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ”.

Trả lời cho câu hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy Đại Nam Sơn Group chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực mới mẻ này? Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh cho hay: Việt Nam là đất nước có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp, trong đó phải kể đến lợi thế về thổ nhưỡng, các giống cây trồng với nguồn gen quý và đa dạng với hơn 3.800 loài thực vật có dược tính có thể bào chế thành dược phẩm và thực phẩm chức năng (đặc biệt là sâm Việt Nam gồm sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu chứa 52 loại saponin, trong đó có dược chất MR2 phòng chống ung thư). Mặt khác, lao động trong khu vực nông nghiệp không chỉ cần cù, chịu thương, chịu khó mà còn có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ rất nhanh.

Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới - Ảnh 1

Tuy nhiên, để có được một nền nông nghiệp xanh, sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ và công nghệ cao, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết, đất trồng trọt, nước tưới tiêu và thậm chí cả không khí bị ô nhiễm do tác động của công nghiệp cũng như thói quen canh tác của người nông dân, trong một thời gian dài sản xuất phụ thuộc vào sản phẩm bảo vệ thực vật không được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nông nghiệp, nông dược vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng.

Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới - Ảnh 2

Một trong những hạn chế của nông nghiệp, nông dược hiện nay là ở khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến. Tình trạng xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu thô dẫn đến kết quả giá trị sản phẩm thấp, người sản xuất không chủ động được đầu ra, tình trạng được mùa mất giá thường xuyên tái diễn. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, nông dược của Việt Nam chất lượng tốt, nhưng chưa xây dựng được thương hiệu (TH) hoặc chưa tạo dựng được TH mạnh, khi xuất khẩu ra thế giới bị chèn ép, thậm chí phải xuất khẩu qua một pháp nhân khác, gây thiệt hại cho người sản xuất.

Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới - Ảnh 3

Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh cho rằng: Xây dựng TH cho sản phẩm nông nghiệp, nông dược là câu chuyện dài. Vấn đề cốt lõi đầu tiên phải giải quyết là vùng trồng và giống cây trồng. Nguyên liệu đầu vào cho chế biến phải được truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Hiện, Đại Nam Sơn Group đã và đang triển khai các vùng trồng dược liệu tại tỉnh Kon Tum và tỉnh Lai Châu, năm tới sẽ tiếp tục mở rộng sang tỉnh Điện Biên. Đại Nam Sơn Group chọn những huyện, xã, địa phương trồng dược liệu nằm trong quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, giống cây trồng cũng được tuyển lựa từ các cơ sở đã được chứng nhận mã giống, mã vùng trồng. Hiện nay, Đại Nam Sơn Group tập trung vào một số cây dược liệu quý như sâm Việt Nam (gồm sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh), đẳng sâm, cây bảy lá một hoa, lan kim tuyến… và một số giống cây được chuyển từ Kon Tum ra Lai Châu để trồng. Ngoài diện tích trồng do công ty quản lý, Đại Nam Sơn Group ký liên kết với các hợp tác xã. Hợp đồng liên kết thể hiện rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Đại Nam Sơn là chủ đầu tư cấp giống, vốn, phân bón, hướng dẫn, quản lý quy trình sản xuất và cam kết bao tiêu sản phẩm.

Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới - Ảnh 4

Đại Nam Sơn Group quan niệm, chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi tạo nên TH. Chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào mà còn chủ yếu dựa vào công nghệ và quy trình chế biến sản phẩm. Kinh nghiệm của các đối tác Hàn Quốc chỉ ra rằng, cũng vẫn là sâm Hàn Quốc, nhưng có TH chất lượng và giá trị tăng gấp 10 lần, có TH khác tăng gấp 30 lần hoặc cao hơn nữa so với chất lượng và giá trị nguyên liệu đầu vào. Điều đó chỉ ra vai trò quan trọng của chế biến sản phẩm.

Vươn ra biển lớn!

Đại Nam Sơn Group trong những năm qua đã hợp tác chặt chẽ với các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Cụ thể, công ty đã hợp tác với các công ty, nhà khoa học Hàn Quốc đưa nguyên liệu sâm Việt Nam và các dược liệu trồng hữu cơ sang Hàn Quốc chế biến, bước đầu tạo ra được một số loại dược phẩm, thực phẩm chức năng, m¬ phẩm có chất lượng cao. Định hướng trong tương lai gần, Đại Nam Sơn Group sẽ thành lập Viện nghiên cứu sau thu hoạch của riêng mình.

Để giữ được chất lượng sản phẩm tốt, Đại Nam Sơn Group chú trọng đến vận hành hệ thống logistic. Tại khu trồng trọt, tổ chức tốt hệ thống kho bãi, bảo quản, sơ chế, xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói sản phẩm dựa trên công nghệ cao.

Một trong những yếu tố làm nên TH chính là mẫu mã, bao bì, hình ảnh nhận diện của sản phẩm. Công tác truyền thông cũng là nhân tố quan trọng đưa và giới thiệu sản phẩm của công ty ra thị trường trong nước và quốc tế.

Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới - Ảnh 5

Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh cũng chia sẻ: Việc chuyển hướng của Đại Nam Sơn Group là hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua. Thực phẩm sạch, phòng chống dịch bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền là nhu cầu thiết yếu và cấp bách của con người Việt Nam. Thông qua việc xây dựng TH cho sản phẩm của mình, Đại Nam Sơn Group hướng tới xây dựng chuỗi giá trị của cây dược liệu, phù hợp với mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Đại Nam Sơn Group đang tiếp tục triển khai thực hiện các dự án phát triển cây dược liệu, với khát vọng biến sản phẩm sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, đưa cây sâm Việt Nam lên bản đồ sâm thế giới; Sản xuất, chế biến sâm Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mang lại lợi ích kinh tế xã hội lớn tại Việt Nam.

Đại Nam Sơn Group: Khát vọng viết tên Sâm Việt Nam trên bản đồ nông dược thế giới - Ảnh 6

Đặc biệt, Đại Nam Sơn Group rất chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ số trong quản lý, điều hành, cũng như sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đại Nam Sơn Group xác định, bản thân công ty cố gắng là chưa đủ, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chính sách ưu tiên, sự phối hợp, hợp tác của các cấp chính quyền địa phương, bà con nông dân các hợp tác xã và sự đồng hành của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

Sâm Việt Nam (gồm sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu) có dược tính rất cao, chứa 52 thành phần saponin, trong đó dược chất MR2 chỉ có ở sâm Việt Nam có tác dụng phòng chống ung thư.

Tin Cùng Chuyên Mục