'Lướt sóng' loạt dự án nghìn tỷ, tiềm lực Nam Việt Green Energy ra sao?

Theo Nhà đầu tư

Thuộc thế hệ nhà đầu tư sớm tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, NVGE đã nhanh chóng nhận được quả ngọt, khi liên tiếp xin được các dự án điện mặt trời với quy mô vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

“Networld là nhà cung cấp giải pháp và tích hợp toàn diện các hệ thống trong tòa nhà thông minh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp […]”, đó là đôi dòng tự giới thiệu của Công ty TNHH Mạng Hoàn Cầu (Networld) trên trang chủ doanh nghiệp.

Được thành lập từ tháng 11/2007, Networld gây ấn tượng khi góp mặt tại nhiều dự án lớn như: Trụ sở mới Bộ Ngoại Giao, Bệnh viện Phương Chi - Bình Dương hay Nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang. Ở một thương vụ kín tiếng, Networld ngày 2/4/2013 đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị an ninh có giá trị 45,6 tỷ đồng với Chi nhánh Công ty TNHH MTV BCA-Thăng Long; hay doanh nghiệp có hợp đồng hợp tác trị giá 14,7 tỷ đồng (ký ngày 18/6/2013) với CTCP Kỹ thuật Công nghệ Sài Gòn. 

'Lướt sóng' loạt dự án nghìn tỷ, tiềm lực Nam Việt Green Energy ra sao? - Ảnh 1

Tính tới tháng 3/2021, vốn điều lệ công ty đạt 37 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm 4 cá nhân: Ông Đinh Nam Thắng (38%), Đinh Dương Chiến (26,95%), Nguyễn Thị Lan (4,05%) và Nguyễn Tấn Hưng (31%) – ông cũng là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Giám đốc.

Từ lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ , giới chủ Networld mở rộng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo khi thành lập CTCP Năng lượng xanh Nam Việt (Nam Viet Green Energy - NVGE) vào ngày 1/9/2015. Cơ cấu cổ đông (tại tháng 1/2017) về cơ bản là các cá nhân thuộc nhóm Networld, đó là ông Đinh Dương Chiến (60%), ông Nguyễn Tấn Hưng (20%), phần 20% còn lại từng thuộc về cổ đông Trần Quốc Bình, hiện đã thoái vốn.  

Thuộc thế hệ nhà đầu tư sớm tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, NVGE nhanh chóng nhận được "quả ngọt", khi liên tiếp xin được các dự án điện mặt trời với quy mô vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo quan sát của Nhadautu.vn, NVGE chưa thực sự có danh tiếng trong lĩnh vực phát triển dự án năng lượng tái tạo, mà nổi bật hơn ở vai trò nhà đầu tư sơ cấp, xin dự án rồi chuyển nhượng tìm kiếm lợi nhuận.

Như đã đề cập, vào cuối tháng 2/2021, NVGE cùng hai cá nhân liên quan đã chuyển hết cổ phần trong Công ty TNHH Năng lượng Phan Lâm cho nhóm BB Group của đại gia Vũ Quang Bảo. Năng lượng Phan Lâm là chủ đầu tư Dự án Điện mặt trời Phan Lâm 2, công suất 49 MWp, vốn đầu tư 1.202 tỷ đồng. Dự án được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận tháng 7/2018, địa điểm xây dựng tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình.    

Ngoài ra, Nam Việt Green Energy còn chuyển nhượng Dự án ĐMT Phan Lâm 1 (37,62 MW) và ĐMT Bình An (50 MW) cho Super Energy Corporation (SEC) của Thái Lan vào tháng 11/2018.  

Trước đó, vào tháng 8/2018, NVGE gây chú ý với thông tin ký biên bản chuyển nhượng cổ phần các doanh nghiệp dự án cho Công ty TNHH Sun Boweite Solar - một công ty có trụ sở ở Mỹ song lại thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc Ninh Ba Powerway, bao gồm: Công ty TNHH Nam Việt Phan Lâm (chủ đầu tư Dự án ĐMT Phan Lâm 1), Công ty TNHH Năng lượng Phan Lâm (chủ đầu tư Dự án ĐMT Phan Lâm 2 như đã đề cập) và Công ty TNHH Năng lượng Everich Bình Thuận (chủ đầu tư Dự án ĐMT Bình An).

Cũng chỉ gần 1 tháng sau (tức tháng 9/2018), Ninh Ba Powerway thông báo thương vụ bất thành. Sau đó, NVGE đã bán hai dự án cho SEC của Thái Lan và một dự án cho BB Group. Về phía Ninh Ba Powerway, đơn vị này quay sang mua bộ đôi dự án điện mặt trời HCG&HTG tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, Tây Ninh, như Nhadautu.vn đã đề cập, để rồi sau đó Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo làm rõ.

Hiện nay, NVGE đang trong giai đoạn đầu tư Dự án Tổ hợp nhà máy ĐMT nổi Sóc Trăng nằm ở 2 vị trí: Nhà máy Huỳnh Kỳ quy mô công suất 50MWP (ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu) và Nhà máy Mỏ Ó quy mô công suất 30MWP (ấp  Mỏ Ó, xã Trung Bình, thị xã Trần Đề). Tổng vốn đầu tư (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) trên 1.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, NVGE còn có tham vọng thực hiện Dự án Nhà máy quang điện trên mặt hồ Tân Giang với công suất 30 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến 1.092 tỷ đồng, với diện tích đất dự kiến để triển khai dự án là 40 ha mặt nước và 5 ha mặt đất.

Bên cạnh các dự án kể trên, giới chủ Nam Việt Green Energy còn sở hữu hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như: Công ty TNHH Năng lượng Nam Việt Thạnh Trị (thành lập vào tháng 3/2020), CTCP Năng lượng Everich Bình An (thành lập vào tháng 5/2017), Công ty TNHH Năng lượng tái tạo Phú Quốc (thành lập vào tháng 11/2019), CTCP Năng lượng tái tạo CMC (thành lập vào tháng 8/2019)….

Nhóm Nam Việt Green Energy làm ăn ra sao?

Về tình hình tài chính của Networld (công ty mẹ), doanh nghiệp trong năm 2019 báo doanh thu thuần 24,6 tỷ đồng, giảm 39,8%. Trừ đi các chi phí và lãi vay, Networld lỗ thuần 7,8 tỷ đồng.

Trước đó, công ty lỗ thuần 8,1 tỷ đồng năm 2016, còn mức lãi trong các năm 2017 và 2018 cũng chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.      

'Lướt sóng' loạt dự án nghìn tỷ, tiềm lực Nam Việt Green Energy ra sao? - Ảnh 2

Với Nam Việt Green Energy, doanh thu thuần (công ty mẹ) năm 2018 đạt 4 tỷ đồng, giảm 87,6%; lãi thuần chỉ vỏn vẹn 19 triệu đồng, giảm 77,6%. Tính chung giai đoạn 2016 – 2018 ghi nhận doanh thu công ty bình quân giảm 61,7%; lãi thuần bình quân giảm 75,6%.

Tất nhiên, chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của NVGE sẽ khác đi đáng kể khi các thương vụ bán dự án giai đoạn 2019-2020 được hạch toán.

'Lướt sóng' loạt dự án nghìn tỷ, tiềm lực Nam Việt Green Energy ra sao? - Ảnh 3

Thương vụ kín tiếng với bà Mai "Mesa"?

Trong số các công ty của NVGE, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến CTCP Đầu tư Năng lượng tái tạo Nam Việt – Phú Quốc (thành lập vào tháng 11/2019), đóng trụ sở tại số 20/2 Đường số 3, cư xá Đô Thành, phường 4, quận 3, TP.HCM – đây cũng là trụ sở chính của NVGE. 

Dù tên công ty Nam Việt – Phú Quốc chứa đựng cụm từ “năng lượng tái tạo”, nhưng doanh nghiệp này lại đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Tại thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ Nam Việt – Phú Quốc là 100 triệu đồng, cơ cấu cổ đông gồm: NVGE (70%), Đinh Dương Chiến (15%) và Văn Quý Ngọc Khoa (15%). Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật công ty là ông Đinh Nam Thắng (SN 1967).

Đến tháng 11/2020, thượng tầng Nam Việt – Phú Quốc bất ngờ hé lộ Chủ tịch HĐQT là bà Thái Thị Mỹ Sang (SN 1983). Cũng tại thời điểm này, doanh nghiệp tăng mạnh vốn lên 16,1 tỷ đồng.

Lưu ý rằng, bà Thái Thị Mỹ Sang có nhiều mối liên hệ với nữ doanh nhân Lưu Thị Tuyết Mai (SN 1965) – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Mesa.

Có thể thấy, một số công ty bà Thái Thị Mỹ Sang đứng tên như CTCP Cổng đầu tư Toàn cầu, hay Công ty TNHH Mesa Health đều có trụ sở chính tại số 202 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP HCM – địa chỉ trụ sở của Mesa Group (theo giới thiệu từ website công ty).

Tại Cổng đầu tư Toàn cầu, bà Lưu Thị Tuyết Mai Người đại diện theo pháp luật chi nhánh Bình Dương của công ty. Mặt khác, bà Sang tính đến tháng 1/2021 còn là cổ đông lớn nắm 19,53% vốn CTCP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà (UPCoM: VHF) – doanh nghiệp có sự xuất hiện của bà Lưu Thị Tuyết Mai trên cương vị là thành viên HĐQT.

Gần như cùng thời điểm bà Sang nắm vị trí Chủ tịch HĐQT Nam Việt – Phú Quốc (tức ngày 22/9/2020), nhóm NVGE, CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Phú Quốc và CTCP Cổng đầu tư Toàn cầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang nhằm tìm hiểu các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Theo đề xuất, nhà đầu tư sẽ tiếp cận về dự án Trung tâm thương mại kết hợp khu dân cư cao cấp ở thành phố Ngã Bảy; dự án điện năng lượng mặt trời kết hợp nông nghiệp; tiếp nhận sinh viên thực tập và làm việc tại Phú Quốc.

Đại diện nhà đầu tư cũng bày tỏ mong muốn đầu tư nhà phố, biệt thự, khách sạn chuẩn đạt 4 sao, trung tâm thương mại kết hợp khu dân cư cao cấp ở thành phố Ngã Bảy.

Đối với dự án điện năng lượng mặt trời kết hợp nông nghiệp, nhà đầu tư đề xuất diện tích khoảng 100 ha để trồng khóm chế biến xuất khẩu kết hợp làm điện năng lượng mặt trời và nuôi thủy sản.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục