Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập”

Dạ Hành (Tổng hợp)

(Doanhnhan.vn) - Hai starup này - người có 2 bằng sáng chế ở Mỹ, người là tiến sĩ bỏ việc lương cao để về nước khởi nghiệp.

Trong số các startup phải ra về tay trắng ở Shark Tank Việt Nam mùa này, có những doanh nghiệp trẻ bị dàn cá mập “đánh đập” tơi bời vì “ngáo giá” hay sản phẩm tồn tại quá nhiều lỗ hổng. Ngược lại, một số startup khi không nhận được đầu tư lại khiến khán giả tiếc nuối rất nhiều, dưới đây là 2 ví dụ như vậy.

1. Bỏ việc lương cao 4,6 tỷ đồng/năm để về nước khởi nghiệp

Xuất hiện trong tập 5, Lê Mai Tùng là nhà sáng lập kiêm CEO của EyeQ Tech - công ty trí tuệ nhân tạo chuyên về nhận dạng mặt người, hành động, sản phẩm. Công nghệ AI của EyeQ Tech sẽ biến camera bình thường thành camera thông minh để ghi lại Insight khách hàng (xu hướng và hành vi) giúp tối ưu hóa mô hình kinh doanh. 

Đáng chú ý nhất là bản thân nhà sáng lập đã có bằng tiến sĩ khoa học máy tính và nhận lương 200.000 USD/năm (4,6 tỷ đồng) trước khi về Việt Nam. Đến với Shark Tank Việt Nam, Lê Mai Tùng đưa ra đề nghị 1 triệu USD cho 3,3% cổ phần hoặc 2 triệu USD cho 6,6% cổ phần. 

Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập” - Ảnh 1

 

Nhà sáng lập cho hay EyeQ được thành lập từ tháng 10/2017. Doanh thu 2018 đạt được 1,5 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp lên đến 90%. Số lượng khách hàng của EyeQ Tech “ít nhưng chất”, trong đó có 2 khách hàng lớn là Unilever và Vinpearl.

Tiến sĩ startup cũng đối đáp nhanh nhạy trước các câu hỏi của cá mập. Anh đưa ra ví dụ công nghệ nhận diện khuôn mặt và đọc insight của mình có thể biết một khách hàng A thường lui tới cửa hàng vì chờ khuyến mãi, từ đó cửa hàng có thể tung ra ưu đãi để chốt đơn hàng.

Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập” - Ảnh 2

 

Hoặc khi thấy shark Thủy có hứng thú nhất định với startup của mình, founder lấy ví dụ EyeQ có thể nhận diện khuôn mặt để xem học sinh nào vắng mặt ở lớp, hoàn toàn có thể ứng dụng vào các trung tâm giáo dục của vị chủ tịch EGroup.

Dù vậy, shark Thủy vẫn băn khoăn về điểm ưu việt của sản phẩm, hơn nữa doanh thu còn khiêm tốn mà định giá quá cao. “Đây là dự án có tính ứng dụng cao nhưng nhiều công ty đã làm rồi. Định giá của những công ty như vậy chỉ đâu đó 1 triệu USD, công ty của bạn đến nay ra thị trường hơn một năm nhưng doanh thu mới 1,5 tỷ đồng thì không có lý gì định giá 33 triệu USD. Như vậy quá xa so với hình dung của nhà đầu tư” - shark Thủy nói.

Shark Dũng cũng phần nào đồng quan điểm như trên, ngoài ra nhận định rằng: “Về cơ bản trí tuệ nhân tạo chỉ giỏi ở một số lĩnh vực mà mình đào tạo cho nó thôi. Bạn đang làm rất nhiều lĩnh vực, mình sẽ bị phân tán và chỉ thông minh vừa vừa thì rất khó ứng dụng”.

Vì vậy shark Dũng cũng nói lời từ chối. Các cá mập còn lại cũng chốt không đầu tư.

Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập” - Ảnh 3

Các Shark được trải nghiệm mô hình mua hàng thông minh.

Trước những cái lắc đầu đáng tiếc, nhà sáng lập Lê Mai Tùng chia sẻ: “Các shark nhìn vào doanh thu quá khứ còn tôi nhìn vào doanh thu tương lai. Đối với mảng công nghệ, khi làm xong sản phẩm, qua giai đoạn khó khăn thì giai đoạn sau startup sẽ scale-up (mở rộng) khá thuận lợi”.

Sản phẩm và mô hình kinh doanh hợp thời, thú vị; founder lại có nền tảng vững vàng và trả lời lưu loát nên dù không được đầu tư, màn gọi vốn của EyeQ Tech đã thật sự gây ấn tượng với khán giả.

2. “Đốt” 14 tỷ trong 3 năm, giành giải nhất Vietnam Startup Wheel 2019 vẫn ra về tay trắng

Dư âm của tập 12 vừa qua không thể không nhắc tới “thiên tài biến chì thành vàng” (theo nhận xét của shark Hưng). Đó là anh Phạm Anh Tuấn - nhà sáng lập dự án Treant Protector, kêu gọi đầu tư 2 tỷ đồng cho 10% cổ phần.

Anh Tuấn giới thiệu Treant Protector là công ty tiên phong trong lĩnh vực vertical farming (nông trại thẳng đứng), sáng tạo các cỗ máy T-Farm để đưa vào nông nghiệp vào không gian nhỏ, tạo thành các "khu vườn trong nhà".

Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập” - Ảnh 4

 

Thiết kế “khu vườn” T-Farm có giá khoảng 25 triệu, mô phỏng nhiều kiểu khí hậu để trồng được các loại rau đặc trưng vùng miền, theo mùa khác nhau tùy chỉnh. Người dùng có thể chọn các hạt giống sau đó theo dõi qua app điện thoại. Máy T-Farm không dùng đất trồng mà thay bằng phương pháp khí canh, nghĩa là đưa nước và dung dịch dinh dưỡng phun dưới dạng khí để tiết kiệm tài nguyên. 

Dự án này hiện sở hữu 2 bằng sáng chế tạm thời tại Mỹ. Anh Tuấn cũng cho biết ý tưởng của mình tạo ra được các giải pháp góp phần vào chống lại sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra ý tưởng này còn giải quyết được những vấn đề liên quan đến đô thị hóa ngày càng gia tăng.

Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập” - Ảnh 5

 

Trước sự lo ngại của các cá mập vì các máy móc của T-Farm chiếm diện tích lớn, giá thành đắt (25 triệu), startup phản biện: Thị trường hiện tại rất khó và em đang trong giai đoạn giáo dục khách hàng... Về tâm lý họ đang xem đây là máy trồng rau bình thường, nhưng nhìn sâu hơn một chút sẽ thấy: Có bao nhiêu mảnh vườn trồng được toàn bộ rau châu Âu hay toàn bộ dược liệu theo ý mình muốn?”.

Phạm Anh Tuấn chia sẻ vào Tết năm 2017 anh từng gặp tai nạn về đốt sống cổ. Sau 4 tháng dần hồi phục, anh tự nhiên có đam mê với rau sạch. Tiếp tục nghiên cứu phát triển, anh thấy toàn bộ những điều mình đang cố gắng làm chính là công nghệ giả lập khí hậu và thổ nhưỡng. Để có được những nghiên cứu này, dự án đã tiêu hết 14 tỷ trong vòng 2 năm rưỡi, trong đó có 13 tỷ của một nhà đầu tư thiên thần và 1 tỷ của nhà sáng lập.

Tạm quên màn gọi vốn drama, khán giả Shark Tank tiếc nuối 2 startup profile khủng, sản phẩm hứa hẹn nhưng chưa có duyên với “cá mập” - Ảnh 6

 

Trên hàng ghế nhà đầu tư, shark Hưng bày tỏ sự hứng thú nhiều nhất đối với màn gọi vốn. Vị cá mập chia sẻ: “Nếu em sinh ra ở Israel thì anh nghĩ em là một nhân tài. Em giải quyết được rất nhiều thách thức công nghệ. Israel rất khan hiếm nước… Anh tin em có thể biến chì thành vàng, có điều giá thành vàng em biến ra sẽ đắt gấp 10 lần vàng tự nhiên. Em làm được rất xuất sắc nhưng hiệu quả kinh tế không cao”.

Cánh cửa Shark Tank đóng lại sau lưng Phạm Anh Tuấn mà không có cái bắt tay thỏa thuận nào. Thật đáng tiếc khi ý tưởng về “khu vườn thu nhỏ” của startup sở hữu nhiều tiềm năng để khai phá cũng như từng đạt giải nhất bảng doanh nghiệp tại Vietnam Startup Wheel 2019. Nhiều người hi vọng mô hình T-Farm sẽ được hoàn thiện hơn, và sẽ có thể hạ thấp giá thành để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

Tin Cùng Chuyên Mục