Cùng phát triển thế giới ảo, Facebook vẫn khó thắng Apple dù chi mạnh tay

Anh Vũ

Đầu tư 10 tỷ USD xây dựng cho mình một thế giới riêng, công nghệ thực tế ảo của Facebook vẫn khó thuyết phục được người dùng đại chúng.

Thực tế ảo được nhận định là tương lai của công nghệ, sẽ còn rất lâu trước khi thực tế ảo được đưa vào sử dụng rộng rãi nhưng thời điểm hiện tại các "đại gia công nghệ" không ngần ngại đầu tư mạnh cho một tương lai xa vời này.

Từ 2017 tại hội nghị lập trình viên WWDC do Apple tổ chức, CEO Tim Cook đã chia sẻ tầm nhìn về một thế giới nơi mà công nghệ tương tác ảo sẽ giúp ích rất nhiều cho con người. Từ đó tới nay, mỗi lần giới thiệu sản phẩm mới, Apple lại tích hợp thêm một tính năng tương tác ảo (AR) cho sản phẩm của mình.

Mỗi phiên bản mới, khả năng sử đụng, tích hợp AR của Apple lại được tái thế hiện.
Mỗi phiên bản mới, khả năng sử đụng, tích hợp AR của Apple lại được tái thế hiện.

Chọn AR hay chọn VR?

Một thiết bị riêng biệt sử dụng riêng cho AR vẫn là thứ còn quá xa lạ với người dùng phổ thông. Nhưng, những áp dụng của công nghệ AR với cuộc sống thật không thể chối cãi, từ thương hiệu nội thất IKEA cho phép người dùng thử lắp đồ gỗ ảo vào nhà thật cho tới những tựa game sử dụng AR là tính năng chính để tương tác với thế giới ảo.

Tính năng AR của IKEA cho phép người dùng thử đồ nội thật vào căn hộ của mình trước khi quyết định mua.
Tính năng AR của IKEA cho phép người dùng thử đồ nội thật vào căn hộ của mình trước khi quyết định mua.

Trả lời phỏng vấn gần đây, CEO Tim Cook của Apple cho rằng: "AR sẽ là công nghệ thay đổi thế giới như cách mà smartphone hay internet đã từng làm... rồi sẽ có một ngày chúng ta nhìn lại và tự hỏi mình thế giới sẽ ra sao nếu không có AR".

Khác biệt với AR của Apple, công nghệ thực tế ảo mà Facebook đang theo đuổi là VR. Nếu như AR sử dụng thế giới thực rồi thêm lên những chi tiết ảo thì VR là hệ sinh thái ảo hoàn toàn, mọi cảnh quan, tương tác đều được minh họa bởi máy tính. Đơn giản hơn, AR là thế giới mở trong khi VR hoàn toàn là thế giới ảo.

Trong hình dung của Mark Zuckerberg, mỗi người sẽ có diện mạo cùng các khả năng của riêng mình trong thế giới ảo Metaverse.
Trong hình dung của Mark Zuckerberg, mỗi người sẽ có diện mạo cùng các khả năng của riêng mình trong thế giới ảo Metaverse.

Khác biệt còn lại chính là cam kết của Facebook với VR mạnh mẽ hơn Apple nhiều lần. Từ việc đổi tên Facebook thành Meta, Mark Zuckerberg không ngần ngại đầu tư 10 tỷ USD cho thế giới ảo Metaverse, một thế giới mà với đại đa số con người còn đang quá xa vời.

Apple đã quá thành công với các sản phẩm như smartphone, đồng hồ, máy tính... AR chỉ là phần kem trang điểm thêm trên chiếc bánh lộng lẫy, là cảnh cửa kết nối với lượng người dùng tới với hệ sinh thái Apple. Meta hay Facebook lại là câu chuyện khác, Mark Zuckerberg đang đặt cược cả tương lai Facebook vào Metaverse.

Trong tầm nhìn của Mark Zuckerberg, Metaverse sẽ là một thế giới nơi con người có thể làm việc, học tập, giải trí cũng như tương tác lẫn nhau. Từ việc phát triển các thiết bị VR cho tới môi trường thực tế ảo, Meta đang tự xây dựng nên một thế giới mới của riêng mình.

Thế khó cho Facebook

Mạnh tay chi tiền chưa chắc đã mang lại cho Meta/Facebook lợi thế thành công. Điểm trừ lớn nhất của công nghệ VR chính là người dùng phải đầu tư thiết bị với giá thành không hề rẻ, bỏ thời gian tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới thật, đeo chiếc kính mắt đắt tiền để đắm mình trong vũ trụ ảo Metaverse.

Có bao nhiêu người dùng sẵn sàng dành cả ngày cho thế giới ảo Metaverse?
Có bao nhiêu người dùng sẵn sàng dành cả ngày cho thế giới ảo Metaverse?

Còn với AR? Chỉ một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có thể giúp người dùng tương tác qua lại. Không phải đầu tư đắt đỏ cũng chẳng phải tách biệt mình khỏi cộng đồng xung quanh.

Khảo sát mới đây cho thấy lượng người dùng VR hầu như chỉ có giới trẻ, lượng người sẵn sàng áp dụng VR vào cuộc sống hàng ngày còn ít hơn. Với những người dùng VR thời điểm hiện tại, thế giới ảo đơn thuần chỉ là nơi để giải trí, tương tác với bạn bè.

Ở khía cạnh chuyên nghiệp hơn, VR đang được áp dụng cho quá trình giảng dạy, thực nghiệm y khoa hay các ngành công nghiệp chế tạo. Tất nhiên, nó không thể áp dụng cho thực tế cần tới tương tác thật của con người.

AR từ lâu đã được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng cho việc giảng dạy.
AR từ lâu đã được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng cho việc giảng dạy.

Lo ngại khác từ phía người dùng chính là sự kiểm soát của Facebook, một thế giới ảo tách biệt bị kiểm soát hoàn toàn bởi mạng xã hội lớn nhất hành tinh cũng nhiều vấn đề bất bình đẳng khác trong xã hội khiến việc sống trong AR đôi khi còn khó khăn hơn ngoài đời thực. 

Câu chuyện của Apple thì đơn giản hơn thế, AR do Apple phát triển là công cụ phụ trợ cho cuộc sống hàng ngày, nó có thể trợ giúp người dùng từ cuộc sống, học tập tới công việc. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng AR để cải thiện khả năng lao động, nó thậm chí còn được quân đội thử nghiệm để tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia.

AR chỉ là một công cụ trợ giúp giống như đồng hồ thông minh hay điện thoại, nó mang lại lợi ích cho người dùng nhưng không khiến chúng ta phụ thuộc vào nó. (Ảnh minh họa)
AR chỉ là một công cụ trợ giúp giống như đồng hồ thông minh hay điện thoại, nó mang lại lợi ích cho người dùng nhưng không khiến chúng ta phụ thuộc vào nó. (Ảnh minh họa)

Với danh tiếng của Apple, một doanh nghiệp biến trải nghiệm có sẵn thành thứ đỉnh cao, AR của Apple chắc chắn sẽ dễ tiếp cận và dễ dùng hơn VR. Giống như máy nghe nhạc, smartphone hay đồng hồ thông minh trước đó, Apple chưa bao giờ đi đầu nhưng luôn là cái tên nổi bật, trụ lại lâu nhất.

Tin Cùng Chuyên Mục