Để tiền ở ngân hàng ACB, khách hàng bất ngờ khi 95 triệu đồng 'bốc hơi', con dấu và chữ ký trong séc rút tiền bị nghi là giả

An An

Đại diện Công ty cho biết chưa hề ký bất kỳ tấm séc nào. Công ty cũng không có bất kỳ hoạt động nào tại Hà Nội, đồng thời khẳng định cả con dấu và chữ ký và chữ viết trong séc đều là giả. Một điểm đáng lưu ý, nội dung đăng tải bài viết phản ánh bên công ty Riin liên tục bị xoá trên các trang mạng xã hội mà không rõ lý do. Tài khoản chính chủ của bài viết bất ngờ nhận được thông báo phần đăng tải đã bị gỡ.

Tài khoản bất ngờ 'bốc hơi' 95 triệu đồng

Phản ánh với Doanhnhan.vn, đại diện Công ty cổ phần Tư vấn và đầu tư Riin Group có trụ sở tại TP HCM cho biết, vào ngày 27/2/2024, công ty nhận được tin nhắn tài khoản phụ bị trừ số tiền 95 triệu đồng bằng séc. 

Tấm séc được mua và rút tại Chi nhánh Ngân hàng ACB – Phòng giao dịch Hoàng Đạo Thúy (Hà Nội). Tuy nhiên, đại diện Công ty cho biết chưa hề ký bất kỳ tấm séc nào. Công ty cũng không có bất kỳ hoạt động nào tại Hà Nội, đồng thời khẳng định cả con dấu và chữ ký và chữ viết trong séc đều là giả.

Tài khoản phụ của Công ty Riin Group bất ngờ bị rút 95 triệu đồng bằng séc. 
Tài khoản phụ của Công ty Riin Group bất ngờ bị rút 95 triệu đồng bằng séc. 
Tài khoản phụ của Công ty Riin Group bất ngờ bị rút 95 triệu đồng bằng séc. 

Ngay khi nhận được tin nhắn thông báo tài khoản bị rút tiền, phía Công ty Riin Group đã đến Ngân hàng ACB Chi nhánh quận 2 TP. HCM để trình báo. Ngày 28/2, đại diện của Công ty Riin Group đã có mặt tại văn phòng của ACB để làm bản tường trình. 

Phía Riin Group được Ban Giám đốc khách hàng của ACB tiếp nhận thông tin và ký xác nhận biên bản nội dung cuộc họp hai bên. 

Dấu hiệu bất thường trong vụ việc

Trước sự việc xảy ra, Công ty Riin Group đặt ra vài thắc mắc về những dấu hiệu bất thường trong vụ việc như vì sao người rút tiền lại biết chính xác số dư trong tài khoản là 95.191.278 đồng để viết rút séc hết toàn bộ tiền trong tài khoản. 

Cùng với đó, vào thời điểm 10:45 sáng ngày 27/02/2024 kế toán công ty đăng nhập tài khoản internet banking để duyệt lệnh thì báo là đã nhập quá 5 lần và sai password. Phải chăng đối tượng đã có ID công ty, cố tình đăng nhập sai để khoá tài khoản, không cho dời tiền đi.

Sau khi ngân hàng ACB chi nhánh Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội cấp séc cho đối tượng, chiều 27/02/2024, đối tượng quay lại rút Séc trong khi Công ty Riin Group lại hoạt động 100% tại TP HCM.

Doanh nghiệp đặt câu hỏi tại sao kẻ gian biết con dấu để làm giả. Trong chứng từ không có chữ ký của giao dịch viên, trưởng nhóm giao dịch…

Một điểm đáng lưu ý, nội dung đăng tải bài viết phản ánh bên công ty Riin liên tục bị xoá trên các trang mạng xã hội mà không rõ lý do. Tài khoản chính chủ của bài viết bất ngờ nhận được thông báo phần đăng tải đã bị gỡ.

Để tiền ở ngân hàng ACB, khách hàng bất ngờ khi 95 triệu đồng 'bốc hơi', con dấu và chữ ký trong séc rút tiền bị nghi là giả - Ảnh 1

Ngân hàng ACB phản hồi trước vụ việc

Chia sẻ với Doanhnhan.vn, phía ngân hàng ACB khẳng định ngân hàng sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Ngân hàng cũng cho biết, hiện nay, ACB đang làm việc với cơ quan giám định độc lập (bên thứ ba) và các cơ quan chức năng. Sau khi có kết quả, ACB sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

"ACB luôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu trong mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời có quy trình quản trị rủi ro để bảo đảm các lợi ích của khách hàng và của ngân hàng được thực thi theo pháp luật”, phía ACB nhấn mạnh thêm.

Về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Thị Ngọc Diệp tại Công ty Luật TNHH Thiên Lý cho biết, việc mất tiền ở tài khoản trong khi tiền đang gửi, giữ tại ngân hàng là sự việc xảy ra tương đối nhiều trong thời gian gần đây. Sai phạm này phần nào phản ánh khoảng trống lớn trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng đối với các ngân hàng, cũng như có khả năng một bộ phận cán bộ ngành ngân hàng đã lợi dụng kẽ hở để chiếm đoạt tài sản người gửi.

Theo Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng các tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm như: Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh; Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi; Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Việc trong thời gian phía khách hàng và ngân hàng đang thực hiện hợp đồng gửi giữ tài sản, phía ngân hàng để 'lạc mất' tiền của khách hàng thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, bồi thường cho khách hàng một cách kịp thời tránh ảnh hưởng tới uy tín.

Nếu nhân viên ngân hàng là người thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền gửi của khách, ngân hàng phải là người trình báo công an bởi phía ngân hàng đang là bên quản lý tài sản, khi đó ngân hàng là bị hại trong vụ án hình sự.

Tin Cùng Chuyên Mục