Ngày 9/3: Giá vàng miếng SJC chững lại, vàng thế giới tăng tốc, có lúc chạm ngưỡng 2.073 USD/ounce

Giang Phạm

Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC niêm yết giao dịch quanh ngưỡng 70,4 - 72,47 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước có phần chững lại trong lúc giá vàng thế giới tiếp tục tăng tốc.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng miếng SJC niêm yết giao dịch tại 70,4 - 72,47 triệu đồng/lượng. Cùng lúc đó, vàng miếng SJC tại Doji niêm yết tại 70,5 - 72,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC tiếp tục được giữ ở mức cao 2 triệu đồng/lượng.

Ở thị trường ngoại hối, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay ở mức 23.172 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.550 - 23.050 đồng/USD (mua vào - bán ra).

Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tỷ giá giao dịch ghi nhận quanh mốc 22.960 - 23.200 đồng/USD. Trong khi đó, ngân hàng Vietinbank ghi nhận tỷ giá giao dịch 22.600 - 22.760 đồng/USD.

So với mức giá vào đầu năm 2022 là 1.800 USD/ounce, đến nay giá vàng thế giới đã tăng tổng cộng 250 USD/ounce.  
So với mức giá vào đầu năm 2022 là 1.800 USD/ounce, đến nay giá vàng thế giới đã tăng tổng cộng 250 USD/ounce.  

Tại thị trường thế giới, giá kim loại quý có phiên giao dịch biến động mạnh khi có thời điểm giá vàng vọt tăng lên mốc 2.073 USD/ounce. 

Giá vàng kéo dài đà tăng lên mức cao kỷ lục sau khi các nhà đầu tư đổ xô vào kim loại trú ẩn truyền thống do lo ngại cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine thêm căng thẳng và việc Mỹ và Anh tuyên bố không nhập khẩu dầu từ Moscow.

"Sự kết hợp của giá năng lượng, ngũ cốc, kim loại cơ bản tăng cao đang gây ra sức ép lạm phát lớn. Đây tiếp tục là yếu tố nền tảng giúp giá vàng tăng cao", David Meger, Giám đốc Giao dịch kim loại quý tại High Ridge Futures nhận định.

Sau khi chinh phục mốc 2.073 USD/ounce, thị trường vàng quốc tế có phần hạ nhiệt do một số tin tức cho hay Ukraine không còn tìm cách gia nhập NATO. Hiện mỗi ounce vàng thế giới niêm yết trên sàn Hong Kong giao dịch tại 2.056 USD/ounce.

"Giá vàng sẽ tiếp tục tăng khi biện pháp trừng phạt từ phương Tây còn gây ra sự biến động dai dẳng lên nhiều loại hàng hóa khác, thúc đẩy lạm phát tăng cao" – ông Edward Moya - nhà phân tích của công ty giao dịch ngoại hối Oand dự báo.

Và với căng thẳng địa chính trị leo thang, một số nhà phân tích không loại trừ khả năng giá vàng tiến tới mốc 3.000 USD/ounce. 

Tin Cùng Chuyên Mục