IMF nhận định thách thức lớn nhất mà kinh tế Trung Quốc đang đối mặt

Ngọc Diệp

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm 2022 và như vậy ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đương đầu với mức độ bất ổn cao và giới chức Trung Quốc cần phải giải quyết được cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, tuy nhiên việc niềm tin người tiêu dùng hồi phục sẽ giúp phục hồi thị trường du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trước đây, đó là những nhận định được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trong báo cáo mới đây nhất về kinh tế Trung Quốc.

Trước khi công bố báo cáo này, IMF từng nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lên 5,2% trong năm nay, cao hơn so với mức tăng trưởng 4,4% trước đó. Theo IMF lý giải, tiêu dùng người dân sẽ phục hồi sau khi Bắc Kinh loại bỏ chính sách kiểm soát đi lại chặt chẽ để ngăn COVID-19 vào tháng 12/2022.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm 2022 và như vậy ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

“Kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ hồi phục trong năm nay khi mà hoạt động đi lại và tiêu dùng của người dân phục hồi sau khi các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 được loại bỏ, kinh tế toàn cầu nhờ vậy cũng có được cú huých quan trọng. Ngay cả như vậy, Trung Quốc vẫn đương đầu với nhiều thách thức kinh tế. Sự suy giảm trên thị trường bất động sản vẫn là thách thức, ngoài ra cũng có những bất ổn liên quan đến virus corona. Còn nhìn vào dài hạn, những thách thức với tăng trưởng kinh tế bao gồm dân số suy giảm và tăng trưởng năng suất lao động thấp”, IMF nhấn mạnh.

Thị trường bất động sản Trung Quốc và các ngành nghề liên quan, với tỷ trọng đóng góp khoảng 25%, đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ dẫn đến việc rất nhiều dự án bất động sản không được hoàn thành, tạo ra chịu tác động tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng nợ trong nhóm doanh nghiệp bất động sản. Kết quả, rất nhiều dự án bất động sản nhà ở không thể được hoàn thành, người mua nhà tại Trung Quốc vì vậy trở nên phẫn nộ, niềm tin nói chung suy giảm.

Cũng trong báo cáo mới nhất, IMF đưa ra một số đề xuất để cải thiện tình hình trên thị trường bất động sản Trung Quốc.

“Sẽ cần thêm những quyết sách để chấm dứt cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, trong đó bao gồm tăng cường thêm nguồn vốn để hoàn thành các dự án đang gặp vấn đề, đồng thời khuyến khích cho việc tái cấu trúc thị trường. Các động thái sẽ giúp khôi phục niềm tin của người mua nhà và kiềm chế rủi ro ổn định tài chính”, IMF nhận định.

Tin Cùng Chuyên Mục