Kính thực tế ảo đắt tiền của Meta bị đánh giá gần như không sửa chữa được

Anh Vũ

Với 146 ốc vít, nhiều cáp kết nối mỏng cũng như các linh kiện dính bằng keo, đại diện nhóm iFixit cho rằng Quest Pro chỉ có thể thay thế pin nếu gặp sự cố.

Công ty cung cấp giải pháp sửa chữa iFixit mới đây đã thực hiện quá trình mở chiếc kính thực tế ảo Quest Pro của Meta để tìm hiểu về các linh kiện bên trong. Với giá bán 1.500 USD, chiếc kính thực tế ảo đắt đỏ này được iFixit đánh giá là thú vị nhưng hầu như không thể sữa chữa nếu hỏng.

Pin là phần duy nhất có thể thay thế được trên Quest Pro. Khác với những thiết bị thông thường đang có mặt trên thị trường, pin trên Quest Pro được thiết kế với dạng cong cùng dung lượng 20,58Wh.

Pin 2 lõi với thiết kế dạng cong của Quest Pro.
Pin 2 lõi với thiết kế dạng cong của Quest Pro.

Mặt trước của thiết bị được làm như một loại nhựa bóng sau đó được dán keo để che các linh kiện bên trong. Ví trí đặt cảm biến chiều sâu cũng được hé lộ nhưng cảm biến này đã bị Meta loại bỏ mà chưa rõ nguyên nhân.

Trong trả lời phỏng vấn, đại diện Meta cho rằng cảm biến chiều sâu mà CEO Mark Zuckerberg từng nói tới là loại cảm biến được sử dụng cho phiên bản thử nghiệm, với phiên bản thương mại ở thời điểm hiện tại chưa có tính năng này.

Phần hình chữ nhật chính giữa là vị trí từng được Meta sử dụng để đặt cảm biến chiều sâu nhưng đã bị loại bỏ ở phiên bản thương mại.
Phần hình chữ nhật chính giữa là vị trí từng được Meta sử dụng để đặt cảm biến chiều sâu nhưng đã bị loại bỏ ở phiên bản thương mại.

Cặp kính bên trong thiết bị giúp giảm thiểu tình trạng đau đầu khi sử dụng VR cũng làm tự nhựa. Khi tới với bo mạch chính, chiếc kính thực tế ảo sử dụng chip xử lý Qualcomm Snapdragon XR2 Plus thế hệ 1. Phần tay cầm cũng được trang bị camera để nhận diện vật cản cũng như xác định vị trí tay ảo trong thế giới VR.

Cặp kính được làm từ nhựa, iFixit cho rằng sử dụng nhựa sẽ giúp giảm thiểu trọng lượng không cần thiết cũng như giúp đồng nhất chất lượng các thiết bị do nhựa dễ xử lý hơn thủy tinh.
Cặp kính được làm từ nhựa, iFixit cho rằng sử dụng nhựa sẽ giúp giảm thiểu trọng lượng không cần thiết cũng như giúp đồng nhất chất lượng các thiết bị do nhựa dễ xử lý hơn thủy tinh.

Đại diện iFixit cho rằng thiết bị có 146 ốc với rất nhiều cáp kết nối, các linh kiện được dính bởi keo khiến việc sửa chữa rất phức tạp. Ngoài pin của thiết bị được bố trí ở phía sau thanh đeo, rất khó để xử lý một chiếc Quest Pro hỏng mà không làm hư hại vài thiết bị liên quan khác.

Nhiều cáp kết nối mỏng, các linh kiện được cố định bằng keo cùng lượng lớn ốc khiến việc sửa chữa Quest Pro theo đánh giá của iFixit gần như không thể.
Nhiều cáp kết nối mỏng, các linh kiện được cố định bằng keo cùng lượng lớn ốc khiến việc sửa chữa Quest Pro theo đánh giá của iFixit gần như không thể.

Tin Cùng Chuyên Mục