FDI vào Việt Nam năm 2020 giảm 25%, tập trung ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Giang Phạm

Trong đó, Singapore là quốc gia đầu tư lớn nhất với 6,2 tỷ USD, chiếm 42% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... 

Do ảnh hưởng của Covid-19, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2020 giảm 25% so với năm trước, chỉ còn 28,5 tỷ USD. Trong đó, có 2.523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD.

Tổng cục Thống kê cho biết, số dự án đăng ký cũng đã giảm 35%, số vốn đăng ký 12,5% số vốn đăng ký. Trong đó, 1.140 lượt dự án đã được cấp phép từ năm trước nhưng đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng số tiền bổ sung là 6,4 tỷ USD. 

Đáng chú ý, tổng giá trị góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài năm nay giảm gần 52%, chỉ đạt 7,5 tỷ USD. 

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 đạt 28,5 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 đạt 28,5 tỷ USD.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP HCM vẫn đứng đầu danh mục địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 với 3,4 tỷ USD. Mặc dù vậy, FDI vào khu vực này vẫn giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái với số đăng ký cấp mới là 776 dự án, đạt 446,4 triệu USD. 

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 70,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam, ước đạt 14,1 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3 tỷ USD và sản xuất, phân phối điện, khí đốt nhận được vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD.

Trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép tại Việt Nam năm 2020, Singapore là quốc gia đầu tư lớn nhất với 6,2 tỷ USD, chiếm 42% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... 

Các dự án lớn sử dụng vốn FDI năm nay có thể kể đến Dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) do Singapore đầu tư tại Bạc Liêu có vốn đăng ký 4 tỷ USD; Dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam do Thái Lan đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng thêm 1,3 tỷ USD số vốn; Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây từ nguồn FDI Hàn Quốc cũng tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD…

Cũng trong báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2020, việc Ngân hàng Nhà nước 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có điều kiện phục hồi nhanh trở lại.

Cùng với đó, lực lượng huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán cũng tăng khoảng 20% so với năm trước, ước đạt 383.600 tỷ đồng. Trong đó giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu đạt lần lượt 7.056 tỷ đồng và 10.247 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% và 11,3%.

Tin Cùng Chuyên Mục